Việt Nam một năm giữ vững thành quả phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) lan truyền qua biên giới
13/4/2014
Kể từ trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) đầu tiên ghi nhận tại Trung Quốc được Tổ chức Y tế thế giới thông báo ngày 01/4/2013 đến thời điểm ngày 31/3/2014 (sau 01 năm), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 402 trường hợp nhiễm, trong đó có 121 trường hợp tử vong. Các trường hợp bệnh cúm A(H7N9) được ghi nhận tại 18 tỉnh, thành phố của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia.Học được gì từ dịch cúm gia cầm và dịch sởi ?
13/4/2014
Tình hình dịch sởi hiện nay khiến tôi nhớ lại dịch cúm gia cầm những năm 2004-2005. Cuối năm 2003 khi thấy một số bệnh nhi chết do viêm phổi không đáp ứng với điều trị tôi đã phối hợp cùng bác sỹ Peter Horby gửi các mẫu bệnh phẩm sang phòng xét nghiệm Hongkong và sau đó là Viện vệ sinh dịch tễ nhờ vậy đã sớm phát hiện trường hợp cúm gia cầm đầu tiên tại Việt nam. Dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng được công bố và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để đối phó.Trẻ mắc bệnh sởi không nhất thiết phải nhập viện
11/4/2014
Nhiều trường hợp trẻ chỉ phát ban nhưng do không hiểu đúng về bệnh nên phụ huynh một mực yêu cầu nhập viện khiến các bé đứng trước nguy cơ bị bệnh cơ hội khác tấn công.Phòng chống HIV/AIDS: Cần đẩy mạnh xã hội hoá ở khâu dự phòng
11/4/2014
Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng: Năm 2010-2011 khoảng 0,3%, đến năm 2013 là 0,42%, hiện có hơn 5.100 người nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ xác định, còn sống. Là tỉnh du lịch, có cơ cấu đa ngành nghề với những khu công nghiệp tập trung nhiều lao động, nên công tác phòng chống HIV/AIDS càng thêm khó khăn.Hội chứng hô hấp Trung Đông đang hoành hành ở Ả rập Xê út
10/4/2014
Tổng số người nhiễm bệnh tại Ả rập Xê út hiện là 175 người, tính từ khi Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện lần đầu tiên ở nước này vào tháng 9 năm 2012.Bao giờ sẽ công bố dịch sởi?
10/4/2014
Mặc dù đã có hơn 90% địa phương ghi nhận bệnh nhân sởi với hàng nghìn ca mắc, số tử vong cao và đặc biệt là rất nhiều các ca biến chứng nặng… vậy nhưng vì sao Bộ Y tế vẫn không công bố dịch sởi?Phỏng vấn PGS.TS Trần Đắc Phu Cục trưởng - Cục Y tế dự phòng về diễn biến tình hình dịch sởi và các nội dung cần biết liên quan đến việc công bố dịch sởi năm 2013 - 2014.
9/4/2014
PV: Xin ông cho biết tình hình dịch sởi trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang diễn biến như thế nào?Cập nhật tình hình nhiễm cúm A(H7N9) trên thế giới ngày 07/4/2014
7/4/2014
Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), Cục Y tế dự phòng xin thông tin tình hình cập nhật nhiễm cúm A(H7N9) tới ngày 07/4/2014 như sau:Chưa thể điều chỉnh độ tuổi tiêm vắc xin sởi
7/4/2014
Ngày 6-4, theo tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ cuối năm 2013 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 5.000 trường hợp nghi mắc sởi tại 59 tỉnh, thành phố. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định.Tăng cường phòng chống dịch bệnh sởi
7/4/2014
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, dễ lây lan và có thể gây thành các vụ dịch lớn; bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mặc, viêm não dễ dẫn đến tử vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sởi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, riêng trong năm 2012 đã ghi nhận 122.000 trường hợp tử vong, ước tính mỗi ngày có khoảng 330 trường hợp và mỗi giờ có khoảng 14 trường hợp tử vong do sởi trên phạm vi toàn cầu.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025