Các chuyên gia lo ngại vi rút Ebola có thể lây truyền qua không khí
Từ trước đến nay, công chúng luôn được nhắc nhở rằng vi rút gây Ebola không thể lây qua không khí và chỉ lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể – máu, mồ hôi, chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt hoặc tinh dịch – của người đã nhiễm vi rút và đang biểu hiện triệu chứng.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu hàng đầu về Ebola tuyên bố không nên loại trừ khả năng vi rút đang đột biến và lây qua không khí.
Charles L. Bailey, một chuyên gia vi rút, người năm 1989 đã giúp chính phủ Mỹ xử lý ổ dịch Ebola trên đàn khỉ rhesus dùng để nghiên cứu, phát biểu: “Chúng tôi biết sự thực là vi rút có trong đờm và chưa có ai từng tiến hành nghiên cứu để phủ nhận khả năng ho hoặc hắt hơi là một đường lây của vi rút. Những lời cam đoan thiếu chất lượng rằng Ebola không lây qua không khí là “sai lầm”.
TS. C J Peters, người đã tiến hành nghiên cứu về Ebola cho CDC, nói: “Chúng ta chưa có dữ liệu để loại trừ khả năng ‘vi rút đang trở nên lây qua không khí’.”
Trong khi đó, TS. Philip K Russell, một nhà vi rút học, cựu chỉ huy lực lượng Nghiên cứu và triển khai y học của quân đội Mỹ, nói: “Tôi nhìn thấy những lý do để không khuấy động sự lo lắng của dư luận. Nhưng về mặt khoa học, chúng ta đang ở giữa thử nghiệm đầu tiên về hàng loạt đường lây truyền phức tạp của vi rút Ebola trên người.... Có Chúa mới biết vi rút này sẽ như thế nào.”
Hồi tháng Chín, Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, viết rằng nhiều chuyên gia tin là Ebola có thể trở thành lây qua không khí đã né tránh thảo luận về vấn đề này, vì lo ngại sẽ khiến dư luận hoảng loạn.
Bàn về diễn biến thời gian tới của vụ dịch hiện nay, ông nói: “Khả năng thứ hai là điều mà nhiều chuyên gia tránh nói tới nhưng chắc chắn đang cân nhắc: đó là vi rút Ebola có thể đột biến trở nên dễ lây qua không khí.”
TS. Osterholm cảnh báo rằng các vi rút tương tự Ebola “nổi tiếng” về khả năng tự sao chép và tiến hóa. Điều này có nghĩa vi rút xuất hiện đầu tiên ở Guinea hồi tháng Hai có thể rất khác với vi rút đang tấn công nhiều vùng khác của tây Phi.
Lấy ví dụ về vi rút cúm H1N1 đã khiến bệnh cúm gà lan khắp toàn cầu năm 2009, TS. Osterholm nói: “Nếu có những đột biến nào đó xảy ra, thì chỉ việc hít thở cũng khiến người ta có nguy cơ nhiễm bệnh.”
Ông cho rằng các chuyên gia y tế công cộng, trong khi vẫn đang thảo luận riêng về khả năng này, đều không muốn công khai mối lo ngại của mình
“Nhưng nguy cơ là có thực, và chừng nào chúng ta còn chưa xem xét kỹ, thì thế giới còn chưa sẵn sàng làm những việc cần thiết để chấm dứt dịch bệnh.”
Trưởng Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh, GS. David Heymann, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho rằng không thể dự đoán vi rút sẽ đột biến như thế nào. Các nhà khoa học trên khắp thế giới chưa biết đầy đủ về di truyền để có thể nói được là vi rút Ebola có thay đổi theo thời gian hay không.
Bệnh nhân Ebola đầu tiên của Mỹ đã chết hôm thứ Tư vừa qua mặc dù được điều trị tích cực nhưng muộn, và chính phủ nước này tuyên bố sẽ mở rộng việc kiểm tra tại các sân bay để ngăn chặn dịch bệnh.
Tính đến thứ Tư, Ebola đã giết chết khoảng 3.800 người ở tây Phi và làm ít nhất 8.000 người nhiễm bệnh.
Một nhân viên y tế thuộc Lực lượng Liên hiệp quốc ở Liberia có xét nghiệm Ebola dương tính đã được đưa về thành phố Leipzig, Đức hôm thứ Năm để được điều trị tại một bệnh viện ở đây.
Đây là nhân viên thứ hai thuộc lực lượng UNMIL bị nhiễm vi rút. Người đầu tiên đã tử vong hôm 25/9. Đây là bệnh nhân Ebola thứ ba được đưa về Đức điều trị.
Vi rút đặc biệt gây tổn thất cho nhân viên y tế, khiến 370 người trong họ bị bệnh hoặc tử vong ở các nước tâm dịch, gồm Liberia, Guinea và Sierra Leone – những nơi vốn đã rất thiếu các bác sĩ và y tá.
Hiện chưa có thuốc chính thức điều trị Ebola, vì thế các bác sĩ phải thử một số cách điều trị, bao gồm thuốc và truyền máu lấy từ những người đã khỏi bệnh. Máu của những người khỏi bệnh có thể chứa những kháng thể giúp bệnh nhân chống lại vi rút.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới