Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Bệnh lây theo đường máu và tác nhân trung gian truyền bệnh chủ yếu là do muỗi Anopheles. Chúng có thể mang mầm bệnh từ người này sang người kia. Ngoài ra, bệnh sốt rét có thể truyền từ mẹ sang con, dùng bơm tiêm dính máu người nhiễm bệnh,…Tại Việt Nam, sốt rét thường có tốc độ lây lan mạnh vào đầu và cuối mùa mưa tầm tháng 4-5 và tháng 9-10. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, tuy nhiên bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng chống được.
Thạc sĩ Đỗ Phương Anh, Phó Trưởng Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cho biết: “Trong thời gian ủ bệnh sốt rét, người bệnh vẫn sinh hoạt, ăn uống, đi lại bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Chuyển sang thời kỳ phát bệnh, người bệnh có những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Đối với trường hợp sốt rét lâm sàng phải có đủ 4 tiêu chuẩn. Thứ nhất là sốt, người bệnh có triệu chứng điển hình của cơn sốt rét như rét run, sốt và vã mồ hôi. Hoặc có triệu chứng không điển hình của cơn sốt rét như sốt không thành cơn (người bệnh thấy ớn lạnh, gai rét) hoặc sốt cao liên tục, sốt dao động. Hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây. Hai là, không tìm thấy các nguyên nhân gây sốt khác. Ba là, đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc có tiền sử mắc sốt rét trong vòng 2 năm gần đây. Bốn là có đáp ứng với thuốc điều trị sốt rét”.
Thạc sĩ Đỗ Phương Anh tập huấn phòng chống sốt rét cho tuyến huyện
Bệnh sốt rét được phân loại thành 2 nhóm chính là sốt rét thường và sốt rét ác tính:
Sốt rét thường: Không nguy hiểm tính mạng người bệnh như trường hợp ác tính. Bệnh nhân gặp phải những cơn sốt rét khi tiếp xúc với ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên mỗi trường hợp mức độ sốt rét sẽ khác nhau, phụ thuộc vào loại ký sinh trùng thâm nhập vào cơ thể. Người ta phân sốt rét thường thành 3 dạng là sốt sơ nhiễm, điển hình và thể cụt. Một số trường hợp nhiễm ký sinh trùng lạnh xét nghiệm dương tính với sốt rét tuy nhiên bệnh nhân không sốt và vẫn lao động, sinh hoạt bình thường.
Sốt rét ác tính: Sốt nặng có khả năng biến chứng cao. Người bệnh bị rối loạn thần kinh, ý thức, thậm chí là rơi vào trạng thái hôn mê, co giật, ảnh hưởng đến não bộ. Trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân nhiễm sốt rét ác tính tử vong nhanh sau khi các triệu chứng bùng phát một cách nặng nề.
Khi mắc bệnh sốt rét người bệnh tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà, tránh trường hợp lây nhiễm bệnh sang người lành. Bên cạnh đó nếu tình trạng bệnh kéo dài, không thuyên giảm sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh.
Việc chăm sóc bệnh nhân sốt rét đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho bệnh nhân nhanh khỏi bệnh và hạn chế các biến chứng của bệnh. Bệnh nhân sốt rét cần được cho ăn đảm bảo đủ calo ngay từ ngày đầu, tốt nhất là ăn lỏng (cháo, sữa…) khi sốt cao và ăn đặc (cơm) khi đã hạ sốt. Cho uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước hoa quả, nước cháo…). Đối với trẻ em đang bú, phải tiếp tục cho bú…Khi bệnh nhân ăn uống kém, cần bổ sung năng lượng và dịch thể bằng đường truyền tĩnh mạch.
Tình trạng sốt cao (trên 39 độ C) dễ gây kích thích, vật vã, mê sảng, nôn, trẻ dễ bị co giật. Cần hạ sốt bằng các biện pháp như cởi nới bớt quần áo, để bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, lau người bằng khăn ấm… Khi sốt quá cao (trên 40 độ C), có thể dùng paracetamol (uống hoặc viên đạn đặt hậu môn). Không nên dùng các thuốc hạ sốt có aspirin.
Bệnh nhân sốt rét rất dễ bị thiếu máu, nhất là những người sốt dai dẳng, phụ nữ có thai và trẻ em. Thiếu máu ở bệnh nhân sốt rét thường là thiếu máu nhược sắc (giảm hồng cầu và huyết cầu tố) do vỡ hồng cầu, rối loạn chuyển hóa sắt và thiểu dưỡng. Do vậy, ngoài vấn đề nuôi dưỡng tốt, bệnh nhân sốt rét cần được bổ sung sắt và các nguyên tố vi lượng (bằng ăn uống hoặc thuốc), tăng cường các vitamin, nhất là vitamin A, kẽm (giúp chuyển hóa sắt) và axit folic. Khi thiếu máu nặng, cần được truyền máu cùng nhóm.
Để giúp người dân có thể chủ động phòng chống sốt rét, Thạc sĩ Đỗ Phương Anh, Phó Trưởng Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh đã khuyến cáo: Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh du lịch phát triển, có nguy cơ cao du nhập bệnh nhân Sốt rét ngoại lai. Để tiếp tục duy trì thành quả loại trừ sốt rét, ngăn chặn bệnh Sốt rét quay trở lại, người dân cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
– Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất thông qua nhiều phương pháp khác nhau như diệt muỗi bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh: ngủ màn, mặc quần áo dài tay có thể sử dụng hương xua muỗi, dùng vợt, lồng bắt muỗi, thoa kem chống muỗi.
– Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu…
– Người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ.
– Người đi làm vùng rừng núi hoặc người đến vùng có dịch (công tác, du lịch…) trở về địa phương nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
Lưu ý: Người mắc bệnh sốt rét cần cách ly và điều trị đúng phác đồ dưới hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà và sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét cho các mục đích khác.
Những năm gần đây, Quảng Ninh vẫn là tỉnh đạt tiêu chí loại trừ sốt rét trên quy mô toàn tỉnh. Nhằm tiếp tục duy trì thành quả loại trừ sốt rét, ngăn chặn sốt rét quay trở lại thì việc chủ động phòng chống sốt rét của mỗi người dân trong cộng đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Ngọc Phượng, Mạnh Hùng – CDC QN
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát, hỗ trợ kỹ thuật công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Quảng Ninh
Từ ngày 16 đến 18/7/2025, Đoàn công tác của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương do Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hồng Thắng, Trưởng khoa HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát, hỗ trợ kỹ thuật tại tỉnh Quảng Ninh nhằm đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS và hiệu quả triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.
V/v Thẩm định giá: Xe ô tô cứu thương hỏng, hết khấu hao, không còn khả năng sử dụng, không sửa chữa được của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh
Để có cơ sở xác định giá nhằm tổ chức bán thanh lý theo đúng quy định của nhà nước, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh kính đề nghị các công ty có đủ năng lực thực hiện việc thẩm định giá: Nhu cầu thanh lý xe ô tô cứu thương hỏng, không còn khả năng sử dụng, không sửa chữa được của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh năm 2025
Nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu in sticker phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu in sticker phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu in biển mica tam giác phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu in biển mica tam giác phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, danh mục, số lượng như sau:
Tăng cường giám sát véc tơ, chủ động phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền
Thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, đặc biệt là muỗi vằn tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Tại Quảng Ninh, công tác giám sát và phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền đang được các ngành chức năng triển khai quyết liệt, đồng bộ nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.
Yêu cầu báo giá dịch vụ bảo dưỡng thiết bị của khoa Hóa sinh năm 2025.
Khoa Hóa sinh thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá đề xuất dịch vụ bảo dưỡng thiết bị của khoa Hóa sinh năm 2025 với nội dung cụ thể như sau
V/v Yêu cầu báo giá vật tư, hóa chất,… phục vụ cho NVKH&CN
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
BỆNH MÀY ĐAY DO KÝ SINH TRÙNG: ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI NHỮNG VẾT NGỨA NGÁY TRÊN DA
Thông thường, khi có các vết mề đay, mẩn đỏ dưới da thường mọi người sẽ nghĩ đến dị ứng hoặc do chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến bệnh mề đay do Ký sinh trùng chưa? Bệnh mày đay do ấu trùng giun đũa chó mèo có biểu hiện khác gì với mề đay và chữa như thế nào? Bệnh mày đay (hay còn gọi là nổi mề đay) có thể là một trong những biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là do các loại giun sán gây ra. Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamine và các chất trung gian hóa học khác, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sẩn phù trên da, có thể là mày đay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới