Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Hưởng ứng ngày các nước ASEAN PCSXH (15/6/2014): “Bệnh sốt xuất huyết DENGUE và cách phòng chống”

Cập nhật: 10/6/2014 | 10:05:15 AM

Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do một loại vi rút thuộc họ Flaviviridae. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do một loại muỗi đốt gọi là muỗi vằn (có tên khoa học là Aedes aegypti). Loại muỗi này sống trong và xung quanh nhà, thích đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, nước mưa. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng số mắc tập trung vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11).

SXHD có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thất thoát huyết tương, dẫn đến sốc do giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài. Do vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

           Bệnh SXHD thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền nhanh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa vắc xin phòng bệnh . Mặt khác, một người có thể bị mắc nhiều lần trong đời và những lần nhiễm sau nguy hiểm hơn những lần nhiễm trước.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có từ 50 đến 100 triệu người mắc bệnh và khoảng 24.000 trường hợp tử vong do SXHD. Bệnh SXHD ở các nước trong khu vực Đông Nam Á tăng đều đặn qua các năm với dịch lớn đã từng xảy ra ở Căm pu chia, Philippines, Lào, Malaysia và Singapore.

Tại Việt Nam, bệnh SXHD lưu hành tại trên 70% số tỉnh, thành phố và là một trong những bệnh truyền nhiễm có số mắc cao hàng đầu với trung bình khoảng 100.000 trường hợp mắc và 100 trường hợp tử vong được ghi nhận mỗi năm. Đặc biệt các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam  là nơi lưu hành chủ yếu của bệnh SXHD với số trường hợp mắc và trường hợp tử vong cao trong cả nước.

Tại hội nghị các Bộ trưởng ASEAN tại Indonesia, Hiệp hội ASEAN đã quyết định chọn ngày 15/6 hàng năm là ngày phòng chống sốt xuất huyết  của ASEAN với khẩu hiệu: “Các nước ASEAN chung tay vì một cộng đồng không còn bệnh sốt xuất huyết”.

Tại Quảng Ninh số ca mắc sốt xuất huyết tính đến hết tháng 5/2014 có trên 10 ca mắc, nằm  rải rác tại 5 huyện, thị thành phố,số mắc tương đương cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt dự báo năm 2014 là năm thứ 5 tính từ năm 2009 năm dịch sốt xuất huyết (SXH) bùng phát tại các tỉnh thành phố trong cả nước, do sự thay đổi khí hậu, môi trường, tập tục trữ nước của người dân và tính  chu kỳ của dịch rất có nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại.Để phòng bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội trong phòng chống và phát hiện sớm bệnh SXHD để đưa đến cơ sở điều trị kịp thời, đúng qui định.

Làm sao biết người  bị Sốt Xuất Huyết (SXH)?

Khi thấy biểu hiện:

  • Sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục trong 2-7 ngày, khó làm hạ sốt.
  • Xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, vết bầm da.

Làm gì khi nghi ngờ người bị SXH?
           Bạn có thể cho ngay  người nhà đi khám bác sĩ và đến bệnh viện khi  có dấu hiệu nghi ngờ SXH. Nếu  bị nhẹ, bạn có thể chăm sóc tại nhà theo cách sau:

  • Hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm và dùng thuốc Paracetamol, tuyệt đối khô ng dùng Aspirin.
  • Cho uống nhiều nước, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol (nước biển khô).
  • Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
  • Không cạo gió, cắt lễ vì như thế sẽ làm bệnh nặng thêm.

Phải đưa ngay  đến bệnh viện khi  có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng
  • Ói
  • Vật vã, li bì, lừ đừ
  • Tay chân lạnh
  • Tiêu, tiểu ra máu

        Do không có thuốc đặc trị, chưa có vắc xin phòng ngừa, nên việc phòng chống  SXHD là diệt loăng quăng,bọ gậy, diệt muỗi và phòng ngừa muỗi cắn.

Làm thế nào để diệt lăng quăng?

Lăng quăng ( ảnh minh họa)

  • Làm nắp đậy kín các lu khạp, dụng cụ chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng
  • Cọ rửa và thay nước (ít nhất 1 tuần 1 lần) ở lu, khạp,chum vại, lọ hoa, bể chứa đựng nước…

  • Thả cá ăn lăng quăng: dùng các loại cá nhỏ (cá bảy màu) thả vào lu, hồ chứa nước để cá ăn loăng quăng.
  • Bỏ muối hoặc bỏ dầu vào các chén nước chống kiến ở chân tủ thức ăn.
  • Không để cho các hốc cây, máng xối đọng nườc.
  • Tổng vệ sinh môi trường, thu gom, hủy bỏ các vật chứa nước không cần thiết (vỏ đồ hộp, vỏ xe cũ, chai lọ, mảnh lu khạp bể, báo dừa,...).
Tập huấn thực tế bắt muỗi tại Hạ Long

Làm sao để diệt muỗi và chống muỗi đốt?


  • Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo lung tung để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi
  • Cho trẻ mặc áo dài tay
  • Ngủ mùng kể cả ban ngày
  • Làm rèm che cửa để hạn chế muõi xâm nhập vào nhà
  • Dùng nhang trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối) 
  • Dùng bình xịt muỗi loại nhỏ tại nhà
  •  Phun diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn (tổ, ấp, khu    phố,...) chỉ htực hiện khi đúng chỉ định của cơ quan y tế địa phương

.Hưởng ứng  ngày  các nước ASEAN phòng chống sốt xuất huyết. – chương trình phòng chống SXH  phát động phong trào tới toàn dân : hãy tham gia chiến dịch vệ sinh môi trường diệt loăng quăng, bọ gậy,tổng vệ sinh cơ quan, đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãng, phát quang bụi rậm, vệ sinh nguồn nước, nơi chứa nước,  sử dụng các biện pháp đề phòng muối đốt .

Vì sức khỏe của chính bạn , gia dình và cộng đồng – hãy chung tay vì một cộng đồng không còn bệnh Sốt xuất huyết 

(Nguồn: BS Trần Thị Diệp - Khoa KSCNTN&VX)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014