WHO: Trào lưu chống vắcxin là mối đe dọa sức khỏe mới toàn cầu
1. Vì sao chống vắcxin là mối đe dọa sức khỏe mới?
Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Bao gồm biến đổi khí hậu, HIV, Ebola, tình trạng kháng thuốc và có thêm một mối đe dọa mới, trào lưu chống vắcxin. Theo WHO, trong quá khứ, các loại bệnh truyền nhiễm đã cướp đi nhiều sinh mạng người hơn so với các loại bệnh không truyền nhiễm như bệnh ung thư, đái tháo đường và bệnh tim. Thành tựu này có được là nhờ vắcxin, ngoại trừ bệnh cúm.
Thế giới sẽ ra sao nếu tiêm chủng không tồn tại? WHO ước tính có trên 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm, song nhờ việc ra đời vắcxin mà hàng triệu người đã được cứu sống. Trào lưu chống vắcxin là hòn đá tảng khổng lồ ngáng đường khiến các loại bệnh tưởng chừng như đã “tuyệt diệt” đang ngo ngoe bùng phát trở lại, mà đúng ra có thể phòng ngừa được.
Những người chống vắcxin chưa hiểu hết cái lợi của tiêm phòng, họ chỉ nghe đồn hoặc thiển cận nhìn vào vài sự cố nhỏ. Đó là lý do tại sao WHO liệt trào lưu chống vắcxin là một mối đe dọa sức khỏe mới toàn cầu.
Ảnh minh họa
2. Vắcxin có tác dụng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường týp 1
Rotavirus (RV) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy nặng đe dọa tính mạng con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đầu thế kỷ 21, các nhà khoa học Úc phát hiện thấy thấy các dấu hiệu miễn dịch trong bệnh đái tháo đường týp 1 (T1D) lại có sự tương đồng kỳ lạ với RV. Những năm tiếp theo, khoa học còn phát hiện thêm virus này khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, cơ quan này đóng một vai trò quan trọng ở người mắc bệnh đái tháo đường.
Năm 2007, Úc đưa ra một chương trình tiêm chủng chống lại RV bằng cách sử dụng hai chất lỏng uống. Nó không liên quan gì đến việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, nhưng vào năm 2019, các nhà khoa học đã phát hiện một kết quả bất ngờ. Trong khi chẩn đoán nhi khoa T1D tăng trên toàn cầu nhưng ở Úc lại giảm mạnh.
Trong nhóm từ 0 đến 4 tuổi đã giảm tới 14%, kết quả này có được là do Úc đưa vào sử dụng vắcxin RV bằng đường uống. Bước đột phá mang tính bí ẩn nói trên chưa được giải mã cụ thể. Các nhà khoa học không rõ hiệu ứng này là vĩnh viễn hay tạm thời nhưng chắc chắn RV có vai trò không nhỏ, tác động tới căn bệnh T1D ở trẻ nhỏ.
3. Italia ban hành luật tiêm chủng bắt buộc
Đó là luật Lorenzin (Lorenzin Law) được chính phủ Italia thông qua trong năm 2019. Theo Lorenzin, tất cả trẻ em từ 6 tuổi trở xuống phải tiêm chủng bệnh bại liệt, sởi, thủy đậu, rubella và quai bị. Nếu cha mẹ không cung cấp bằng chứng, họ có thể bị phạt tới 500 euro (hay 560 USD, tương đương 12,8 triệu VNĐ); nếu không tiêm con cái sẽ bị cấm đi học.
Theo luật tiêm chủng bắt buộc Lorenzin, trẻ không tiêm chủng không được đến trường
Trẻ lớn hơn vẫn có thể tham dự tiêm chủng, nhưng cha mẹ vẫn có thể bị phạt nếu con đến trường mà không được cấp phép. Mặc dù hợp pháp và hình phạt bằng tiền, nhưng vẫn còn nhiều gia đình không tuân thủ. Chỉ riêng ở Bologna, 5.000 trẻ em không được cập nhật các mũi tiêm theo quy định, 300 trẻ bị đình chỉ đến nhà trẻ, và do không chấp hành luật nên sang tháng 3/2019 bệnh sởi đã tăng đột biến.
WHO khuyến cáo tỷ lệ chủng ngừa vắcxin nên đạt trên mức 95% để ngăn ngừa bệnh biến thành dịch. Ngay lập tức luật Lorenzin được cập nhật từ tháng 3/2019 nâng tỷ lệ trẻ em sinh năm 2015 phải tiêm vắcxin lên 95%.
4. Vắcxin đậu mùa bí ẩn
Trong nhiều thế kỷ, bệnh đậu mùa đã được nhân loại thanh toán. Năm 1796, một bác sĩ người Anh tên là Edward Jenner tình cờ gặp một công nhân vắt sữa tên là Sarah Nelmes và phát hiện thấy người phụ nữ và các đồng nghiệp của bà có dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa trên tay. Trong một động thái tuyệt vọng và phi đạo đức, Edward Jenner đã lấy mủ từ tay Sarah tiêm vào một cậu bé tên là James Phipps. Sau đó, tiêm liều thứ hai gây bệnh đậu mùa và thật ngạc nhiên cậu bé này hoàn toàn khỏe mạnh.
Sau giai đoạn này một loại vắcxin đã được phát triển từ động vật nhiễm bệnh đậu mùa. Vào năm 1980, người ta đã công bố bệnh đậu mùa chính thức được thanh toán. Khi khoa học hiện đại nghiên cứu cách thức vắcxin tiến hóa, và phát hiện thấy phiên bản ban đầu không giống với đậu mùa ở súc vật (cowpox), có vẻ như bệnh đậu mùa ngựa (horsepox) đã xuất hiện ở một nơi nào đó. Điều này thật đáng lo ngại, trừ khi các nhà khoa học sáng tỏ sự tiến hóa của virus, các động vật có liên quan và quá trình sản xuất vắcxin, còn không thế giới hiện đại vẫn phải đối mặt với dịch bệnh bùng phát.
Bệnh đậu mùa cuối cùng được “lưu kho” trong hai phòng thí nghiệm, nhưng nguy cơ phát tán có thể xảy ra bất cứ khi nào do sự cố của con người hoặc do khủng bố sinh học gây ra.
5. Trường hợp Ethan Lindenberger
Ethan Lindenberger được sinh ra trong một gia đình ở bang Ohio, Mỹ, có cha mẹ là người mang tư tưởng bài vắcxin. Bằng nghiên cứu riêng của mình, Lindenberger đã phát hiện thấy lợi ích sức khỏe của việc tiêm chủng là rất lớn. Vì vậy khi bước sang tuổi 18, Ethan đã đến cơ quan y tế địa phương tiêm chủng mũi đầu tiên. Năm 2019, một phiên điều trần của Thượng viện Mỹ đề cập dịch sởi ở vùng tây bắc Thái Bình Dương, Ethan Lindenberger được mời đến để kể câu chuyện của bản thân về lợi ích của việc tiêm phòng vắcxin.
Lindenberger cho hay mẹ anh đã bị ảnh hưởng bởi trào lưu chống vắcxin trực tuyến một cách nặng nề. Những người chống vắcxin (vaxxers) đã đưa ra những lý thuyết và thông tin sai lệch thay vì dựa vào các nghiên cứu khoa học và y tế, đặc biệt là lợi ích thiết thực của việc chủng ngừa vắcxin. Sau một thời gian nhận ra sự thật, cha Lindenberger đã ủng hộ sự lựa chọn của con, còn mẹ anh vẫn phản đối kịch liệt, thậm chí còn coi con là bất lễ.
Về phần mình, Ethan Lindenberger đã tự nghiên cứu và phát hiện thấy quyết định không tiêm vắcxin của bố mẹ anh là sai lầm, mặc dù nó xuất phát từ mối quan tâm chứ không phải do ác ý. Tuy nhiên, Lindenberger coi những người truyền bá thông tin sai lệch về bệnh tự kỷ và tổn thương não liên quan đến vắcxin là một nguyên nhân chính khiến dư luận quay lưng lại với vắcxin.
Bé trai James Phipps hoàn toàn khỏe mạnh sau khi được tiêm 2 liều gây bệnh đậu mùa
6. 70% người Mỹ vẫn đưa con đi tiêm vắcxin
Trong 20 năm qua, chủng ngừa vắcxin được cho là đã ngăn chặn 732.000 ca tử vong và 21 triệu lượt nhập viện ở trẻ em Mỹ. Mặc dù vậy, thập kỷ vừa qua chứng kiến sự tin tưởng của cộng đồng đi xuống. Một cuộc khảo sát năm 2018 cho thấy, 70% người Mỹ vẫn đưa con của họ đến bác sĩ để tiêm vắcxin, cao điểm có thời kỳ đạt trên 80%.
Cũng trong cuộc khảo sát nói trên cho thấy có khoảng 48% không tin vắcxin, 26% tin rằng nó vô dụng. Phương tiện truyền thông xã hội chưa phát huy hết mục tiêu tuyên truyền hoặc thông tin sai lệch khiến cho trào lưu chống vắcxin gia tăng.
Nếu năm 2004, bệnh sởi đã chính thức được loại trừ tại Mỹ, 10 năm sau, vào năm 2014, lại có tới 667 trường hợp đột nhiên tái phát bệnh tại 27 tiểu bang, điều này không chỉ chính phủ Mỹ mà cả WHO đã xếp trào lưu bài trừ vắcxin là mối đe dọa mới đối với sức khỏe toàn cầu.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025