Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Virus gây viêm phổi HMPV tại Trung Quốc có nguy hiểm? phòng ngừa thế nào?
Ngày 02/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết trong tuần từ 23 - 29/12/2024, số ca mắc bệnh đường hô hấp đã tăng đáng kể. Đợt tăng ca bệnh này tiếp nối một đợt tăng trước đó trong tuần từ 16 - 22/12/2024. CDC Trung Quốc cho biết giới chức đang triển khai hệ thống giám sát “bệnh viêm phổi không rõ nguồn gốc” nhằm kiểm soát tình hình và xác minh các trường hợp nghi nhiễm.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 23/2/2020
Trên mạng xã hội, các bức ảnh và video về tình trạng bệnh viện quá tải, với hàng dài người xếp hàng chờ khám, đã lan truyền rộng rãi. Mặc dù vậy, giới chức y tế khẳng định đây là đợt cao điểm của “mùa bệnh đường hô hấp”, tình hình không có gì nghiêm trọng hơn so với mùa đông trước. Họ cũng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, tiêm vaccine và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đầy đủ.
Virus HMPV là gì?
Virus metapneumovirus (HMPV) là một loại virus gây bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng tương tự cúm - như ho, sốt, nghẹt mũi và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, virus này có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và viêm phế quản.
HMPV có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
Giống như các bệnh về đường hô hấp khác gồm COVID-19 và cúm, virus HMPV lây lan qua tiếp xúc gần, hắt hơi, ho hoặc chạm vào các vật dụng nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 ngày, và HMPV thường hoạt động mạnh vào cuối mùa đông và mùa xuân ở các khu vực ôn đới.
Nguyên nhân các ca nhiễm gia tăng
Các chuyên gia cho biết sự gia tăng ca nhiễm tại Trung Quốc trùng với xu hướng chung của toàn cầu, khi các căn bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng vào những tháng cuối đông. Đợt bùng phát hiện tại cũng diễn ra vào thời điểm nhiệt độ ở Trung Quốc đang rất lạnh và dự báo sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 3.
Theo Tiến sĩ Khoo tại Trường Y Duke - NUS, sự gia tăng các ca bệnh cũng là kết quả của việc tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm sau đại dịch COVID-19. Việc theo dõi chặt chẽ giúp phát hiện các đợt bùng phát sớm hơn và có thể hành động kịp thời khi số ca bệnh tăng mạnh hoặc khi có sự thay đổi trong mô hình lây nhiễm.
Giáo sư Paul Tambyah tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng sự gia tăng ca bệnh HMPV là điều dễ hiểu trong mùa đông ở miền Bắc Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng không cần quá lo lắng vì chưa có báo cáo nào về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
“Điều quan trọng là chúng ta không nên quá lo lắng vì chưa có báo cáo nào về tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần theo dõi tình hình chặt chẽ khi có thêm dữ liệu”, ông nói.
So sánh với COVID-19
Mặc dù HMPV và COVID-19 đều là các bệnh về đường hô hấp, nhưng Tiến sĩ Shawn Vasoo, Giám đốc lâm sàng tại Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm (NCID), cho rằng HMPV ít nghiêm trọng hơn với tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Dịch COVID-19, khi mới xuất hiện, gây ra bệnh nghiêm trọng vì là một virus mới, trong khi HMPV đã được biết đến từ lâu và không còn gây ra mức độ nghiêm trọng như trước.
Tuy nhiên, Giáo sư Tambyah cho biết HMPV thường phổ biến hơn ở trẻ em so với COVID-19.
“Virus này có thể làm trầm trọng thêm các bệnh nền như hen suyễn, và đôi khi cần nhập viện", ông nói thêm.
Nhưng không giống như COVID-19, căn bệnh đã có vaccine và phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus như Paxlovid, thì hiện tại vẫn chưa có liệu pháp kháng virus cụ thể nào để điều trị HMPV và chưa có vaccine để ngăn ngừa căn bệnh này mặc dù loại virus này đã được phát hiện cách đây nhiều thập kỷ.
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi HMPV là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, nhưng các quốc gia châu Á đang cảnh giác và theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh.
Tại Ấn Độ, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19, hai trẻ sơ sinh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus HMPV tại Bengaluru, thủ phủ của bang Karnataka ở phía nam.
Trên khắp Đông Nam Á, các chính phủ đã bắt đầu ban hành các khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng.
Bộ y tế Malaysia đã báo cáo 327 trường hợp nhiễm HMPV vào năm 2024, tăng 45% so với 225 trường hợp vào năm 2023.
Các cơ quan y tế ở Campuchia, Indonesia và Singapore cũng đã tăng cường giám sát và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của virus này.
Mặc dù các ca nhiễm HMPV vẫn chưa được phát hiện ở Indonesia, nhưng giới chức cho biết họ đã bắt đầu theo dõi sự lây lan của căn bệnh này và thắt chặt giám sát tại các điểm nhập cảnh.
Giới chức y tế Campuchia cũng kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh bổ sung, đặc biệt là khi đi du lịch.
“Vì thời tiết ở Campuchia không quá lạnh, HMPV không nghiêm trọng như cúm và hầu hết trẻ em đã hồi phục”, Bộ Y tế nước này cho biết.
Theo đó, dù các ca mắc đều nhẹ, nhưng có khoảng 6 - 16% trẻ em bị nhiễm virus có thể tiến triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn, như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Tại Singapore, phát ngôn viên của Bộ Y tế (MOH) tuyên bố các ca nhiễm HMPV xảy ra quanh năm. Giới chức đồng thời nói thêm rằng các ca nhiễm HMPV thường gia tăng vào thời điểm cuối năm, có thể là do tụ tập xã hội và du lịch ngày lễ gia tăng.
Biện pháp phòng ngừa
Sự gia tăng các ca nhiễm virus HMPV diễn ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu tiên được cảnh báo về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, Trung Quốc, sau đó trở thành đại dịch toàn cầu .
Tiến sĩ Khoo cho biết những bài học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch COVID-19, từ hệ thống giám sát đến các biện pháp vệ sinh như rửa tay kỹ lưỡng và đeo khẩu trang, đặc biệt là ở những nơi đông người, sẽ vẫn có giá trị trong việc đối phó với HMPV.
Đặc biệt, gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý theo dõi các triệu chứng nhiễm virus và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cẩn trọng.
“Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tình trạng nhiễm virus đường hô hấp nghiêm trọng hoặc lan rộng hơn ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả”, Giáo sư Tambyah bình luận.
Hải Vân/Báo Tin tức
Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển đổi số y tế: Hướng đến kho dữ liệu chung và Trung tâm điều hành hiện đại
Ngày 2/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Viettel Quảng Ninh nhằm thảo luận và góp ý xây dựng hệ thống kho dữ liệu y tế và trung tâm điều hành y tế toàn tỉnh. Đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực số hóa ngành y tế Quảng Ninh, hướng tới mục tiêu quản lý thông tin tập trung, hiệu quả và đồng bộ.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
CDC Quảng Ninh- Chuyển mình mạnh mẽ cùng chuyển đổi số
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, ngành y tế nói chung và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã có những bước đi mạnh mẽ, đồng bộ trong chuyển đổi số, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia.
CDC Quảng Ninh và VOV Khu vực Đông Bắc tăng cường phối hợp truyền thông y tế
Ngày 17/6/2025, tại trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra buổi làm việc quan trọng giữa lãnh đạo CDC và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bệnh không lây nhiễm và tác hại của rượu bia tại thành phố Móng Cái
Vừa qua, tại Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và tác hại của rượu bia năm 2025. Đây là một trong chuỗi hoạt động được triển khai đồng bộ tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh trong tháng 6/2025.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2025 tại huyện Tiên Yên
Ngày 12/6/2025, tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống tác hại của rượu bia cho đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn huyện.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động Phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
Ngày 11/6/2025, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động Phòng, chống bệnh không lây nhiễm năm 2025 tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.
Triển khai điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Cô Tô
Thực hiện Kế hoạch số 772/KH-TTKSBT ngày 24/4/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 5/6/2025, tại xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, đoàn công tác của TTKSBT phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức triển khai điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn xã.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết