Ưu tiên đầu tư cho công tác phòng chống dịch để đảm bảo an ninh sức khỏe
Trong năm 2015, trên thế giới tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Ví dụ một số bệnh dịch mà trước kia chỉ lưu hành có tính chất rải rác ở khu vực như Ebola tại các nước Tây Phi, dịch MERS-CoV từ Trung Đông thì hiện nay lan rộng ra nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển. Dịch cúm gia cầm lây sang người như cúm A(H5N1), A(H7N9) chưa khống chế được ở Trung Quốc thì lại xuất hiện những chủng mới có khả năng lây sang người như Cúm A(H5N6), A(H9N2), A(H5N8)… Đặc biệt dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh chưa từng có tại các nước như Brazil, Ấn Độ, các nước khu vực Tây Thái Bình Dương như Malaysia, Philippines... Bên cạnh đó những dịch bệnh có vắc xin tiêm chủng tưởng như đã kiểm soát được lại bùng phát như: dịch sởi tại châu Âu và châu Mỹ, dịch bại liệt tại Pakistan và Apganistan, dịch bạch hầu tại Lào… Gần đây là sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết do vi rút Zika tại một số nước châu Mỹ.
PV: Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam trong năm qua như thế nào, thưa ông? Cục Y tế dự phòng đã có những thành tựu nào trong công tác phòng chống dịch?
Trước tiên phải khẳng định là chúng ta đã chủ động và thành công trong việc ngăn chặn và khống chế các dịch bệnh nguy hiểm trên phạm vi toàn cầu như Ebola, MERS-CoV. Chúng ta tiếp tục ngăn chặn một cách có hiệu quả dịch cúm A(H7N9) không để xâm nhập vào Việt Nam mặc dù dịch vẫn diễn biến phức tạp tại Trung Quốc trong đó có các tỉnh có đường biên giới với Việt Nam. Mặc dù dịch cúm A(H5N1), A(H5N6) liên tục ghi nhận trên đàn gia cầm nhưng không có trường hợp nào mắc bệnh trên người.
Bên cạnh đó, thành tựu đáng chú ý còn là thành công của chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella cho gần 20 triệu trẻ từ 1 đến 14 tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Nhờ thành công trên mà dịch sởi được khống chế một cách mạnh mẽ nhằm tiến tới loại trừ bệnh sởi cũng như giảm đáng kể số trường hợp mắc Rubella - một căn bệnh nguy hiểm gây dị tật cho trẻ sơ sinh nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan tác động, nhưng tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi vẫn đạt trên 95% do đó chúng ta tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và các bệnh dịch có vắc xin tiêm chủng mở rộng khác tiếp tục khống chế.
Các bệnh dịch lưu hành khác như tay chân miệng, bệnh dại, viêm não vi rút tiếp tục được khống chế, với số mắc thấp hơn năm 2014. Ngay cả dịch sốt xuất huyết tuy có số mắc bệnh tăng so với năm 2014 nhưng tỷ lệ mắc/100.000 dân thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực, ví dụ như Malaysia: Philippine. Đạt được kết quả trên là do hệ thống y tế dự phòng đã quan tâm sâu sắc, chủ động tích cực, giải quyết một cách khoa học tổng thể trong công tác giám sát, phát hiện, đáp ứng kịp thời, triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch từ Trung ương tới địa phương với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước.
PV: Vậy ông nhận định như thế nào về diễn biến tình hình dịch bệnh trong năm tới? Chúng ta sẽ phải đối đầu với những khó khăn, thách thức nào?
Theo tôi, tình hình dịch bệnh sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường, đó là sự bùng phát và lan truyền của các bệnh mới nổi mà ngay cả các cường quốc cũng khó có thể ngăn chặn được một cách triệt để. Dịch bệnh sẽ xảy ra ngay sau khi có ca bệnh xâm nhập hoặc phát sinh, nếu phát hiện sớm và khống chế kịp thời, chỉ có thể đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát mạnh mà thôi.
Một số bệnh đã có vắc xin tiêm chủng vẫn có thể gia tăng số ca mắc bệnh. Nguyên nhân là sau nhiều năm đến nay, các trường hợp không có miễn dịch do không tiêm chủng đã tích tụ lại, nếu không tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao, những người này dễ dàng mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Thời gian qua, dịch bệnh chưa bùng phát mạnh do chúng ta đang được hưởng thành quả duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt tỷ lệ cao trong nhiều năm. Nhưng một khi tỷ lệ tiêm chủng giảm, tỷ lệ miễn dịch cộng đồng xuống thấp, thì lúc đó bất kỳ ai trong mỗi chúng ta đều có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa được tiêm chủng hoặc chưa có miễn dịch tự nhiên.
Một số dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người cũng cần cảnh báo do sự tiếp xúc giữa người với động vật ngày càng “thân thiện” hơn khi mà con người phát triển chăn nuôi, đi vào rừng sâu nhiều hơn…
Các bệnh có véc tơ như sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch cũng có nguy cơ lan rộng do biến đổi khí hậu, tập quán di cư, thói quen, lối sống của người dân đặc biệt thói quen trong ăn uống không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường cũng đóng vai trò quan trọng như tập quán ăn gỏi, ăn tiết canh đã gây ra các trường hợp tử vong do liên cầu lợn hoặc bệnh do ký sinh trùng trong năm vừa qua, thế rồi vất phế thải xung quanh nhà làm sốt xuất huyết phát triển…
Trong các yếu tố trên thì việc giao lưu đi lại của người dân đóng vai trò rất quan trọng, Dịch bệnh từ quốc gia xa xôi nhất có thể lây lan sang Việt Nam trong vòng 24 giờ, và giữa các khu vực trong nước chỉ là vài giờ do xu thế toàn cầu hóa ngày nay.
PV: Thưa ông, bài học kinh nghiệm phòng chống dịch trong những năm qua là gì? Và trong năm 2016 vấn đề gì là trọng điểm đối với công tác phòng chống dịch?
Trước hết, phòng chống dịch phải chủ động, kịp thời, kiên quyết để đạt được hiệu quả cao.
Chủ động là thể hiện dự phòng một cách tích cực. Không để chờ dịch xảy ra rồi mới chống, phải đầu tư cho công tác phòng bệnh ngay từ đầu chứ không để dịch xảy ra mới cấp kinh phí. Chủ động từ khâu giám sát, ví dụ hiện nay ngành Y tế luôn triển khai các hoạt động giám sát trọng điểm một số bệnh quan trọng như dịch cúm để xác định sự lưu hành hoặc xuất hiện những trường hợp cúm mới xuất hiện, giám sát các trường hợp viêm phổi nặng để phát hiện những bệnh mới nổi, mới phát sinh, đồng thời giám sát nguy cơ,… Giám sát phát hiện ca bệnh sớm để tổ chức bao vây dập dịch một cách nhanh gọn không để dịch lây lan là hết sức quan trọng. Giám sát ngay tại cửa khẩu kể cả khi dịch chưa xâm nhập vào nước ta. Chủ động ở đây còn là thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách phù hợp trên cơ sở khoa học và thực tiễn để hạn chế dịch xảy ra.
Chủ động thể hiện ở việc sử dụng các loại vắc xin một cách hiệu quả và an toàn. Mong muốn của Bộ Y tế là người dân Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều loại vắc xin trong phòng chống dịch bệnh và một số bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, nguy hiểm cần phải đạt tỷ lệ tiêm cao trong cộng đồng, vì tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để khống chế, loại trừ thậm chí có thể thanh toán được dịch bệnh.
Kịp thời thể hiện ở việc triển khai tất cả các hoạt động tại tất cả các tuyến, có sự phối hợp tốt từ công tác tổ chức chỉ đạo đến triển khai các biện pháp, bao gồm: giám sát, thông tin, báo cáo đến đáp ứng.
Chủ động kịp thời còn thể hiện ở việc thông tin tuyên truyền sớm để người dân cũng như các cấp chính quyền tham gia vào công tác phòng chống dịch.
Thứ hai là phải thể hiện tính khoa học và thực tiễn. Đặc điểm dịch tễ (ổ chứa, nguồn bệnh, sự phát sinh, lây lan, phát triển dịch bệnh) của mỗi bệnh dịch khác nhau không những phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phương. Ví dụ như năm 2015 do hiện tượng Elnino, thời tiết nóng kéo dài nên dịch sốt xuất huyết tăng mạnh, tập quán ăn tiết canh, ăn uống mất vệ sinh nên người dân bị bệnh liên cầu lợn và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và hiện nay là ổ dịch lỵ trực trùng đang xảy ra tại Yên Bái do tại nơi này không quản lý được nguồn phân do có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp, tỷ lệ tiêm phòng thấp do lo ngại phản ứng sau tiêm gây dịch sởi, ho gà bùng phát… Hoặc những địa phương không có điều kiện đầu tư hay không đầu tư cho công tác phòng chống dịch đã để dịch lan rộng, kéo dài…Từ thực tế đó, chúng ta cần có hướng dẫn giám sát, phòng chống, xử lý ổ dịch cũng như phác đồ điều trị bệnh một cách khoa học và hiệu quả nhưng đồng thời phải phù hợp với hoàn cảnh của nước ta, đặc biệt tuyến trên cũng phải hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết, phải thể hiện tốt việc phối hợp liên ngành với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp.
Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh rằng công tác y tế dự phòng nói chung và công tác phòng chống dịch nói riêng là vô cùng quan trọng, đóng vai trò là phòng tuyến vững chãi bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong thời điểm hiện nay, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả với các quốc gia phát triển. Vấn đề là chúng ta nắm bắt được thông tin, giám sát phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kiên quyết, kịp thời, hiệu quả để phòng tránh dịch bệnh lây lan.
Phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu, trong đó, phải xây dựng từ ý thức của mỗi người dân cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể dưới sự tham mưu có hiệu quả của ngành y tế. Đặc biệt, việc ưu tiên đầu tư cho công tác phòng bệnh cần được thực hiện ngay từ đầu năm. Chính vì vậy công tác tuyên truyền cần phải được chú trọng hơn nữa để mỗi người đều chủ động phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, bắt đầu từ việc cụ thể mà ý nghĩa như chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh. Giải quyết tốt dịch bệnh là góp phần giải quyết vấn đề quá tải bệnh viện, đảm bảo an ninh về sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Đắc Phu./.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện