Tổng giám đốc WHO phát biểu tại cuộc họp với Tổng thống các nước Tây Phi: Guinea, Liberia và Sierra Leone về đánh giá tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola
![]() |
Conakry Guinea, ngày 01/8/2014 Kính thưa các vị tổng thống và các vị Bộ trưởng Y tế, Kính thưa đại diện các cơ quan báo chí, Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu, Tây Phi đang đối mặt với dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola. Đây là đợt bùng phát dịch chưa từng có, đi kèm với những thách thức khôn lường và rất khó kiểm soát. Nguyên nhân của dịch là do một chủng vi rút gây chết người nguy hiểm nhất trong dòng họ vi rút Ebola. Đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 4 thập kỷ của căn bệnh này, với tổng số mắc là 1.323 ca, trong đó có 729 ca tử vong, xảy ra tại 4 nước Tây Phi. Dịch bệnh diễn ra tại những khu vực có dân di biến động qua biên giới và lây truyền qua đường hàng không, điều này trái ngược với những gì diễn ra trong các vụ dịch trước đây. Các trường hợp mắc bệnh sinh sống tại khu vực nông thôn, nơi khó tiếp cận và ở các thành phố đông dân cư. Cuộc họp này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động ứng phó dịch bệnh. Sự hiện diện của 4 vị nguyên thủ quốc gia là một minh chứng rõ ràng về sự quan tâm và những cam kết mang tính chính trị cấp cao. Tôi xin đưa ra một số những đánh giá thẳng thắn về tình hình dịch bệnh mà chúng ta đang đối mặt. Từ “Chúng ta” ở đây tôi muốn nói tới đất nước các bạn và các nước lân cận, Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác bao gồm các tổ chức xã hội, dân sự, cộng đồng quốc tế, các quốc gia và châu lục khác có thể hỗ trợ và trợ giúp các bạn trong công cuộc phòng chống dịch bệnh. Trước hết, có thể nhận định, vụ dịch này lan truyền nhanh hơn những nỗ lực kiểm soát và phòng chống của chúng ta. Nếu tình hình tiếp tục trở nên xấu hơn, hậu quả có thể rất thảm khốc, nhiều sinh mạng sẽ mất, kinh tế xã hội sẽ suy thoái trầm trọng và nguy cơ dịch sẽ lan truyền sang các nước khác là rất lớn. Bên cạnh đó, dịch bệnh đang gây ảnh hưởng tới một số lớn các y, bác sỹ và nhân viên y tế, một trong số lực lượng quan trọng nhất trong công tác khống chế dịch bệnh. Tính đến nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 60 cán bộ y tế, đã quên thân mình để chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm vi rút chết người này. Thứ hai, tình hình dịch bệnh tại Tây Phi là sự kiện y tế đang được cộng đồng quốc tế quan tâm và phải được ưu tiên triển khai khẩn cấp ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Những kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh tại châu Phi trong gần bốn thập kỷ qua cho thấy, nếu chúng ta kiểm soát và quản lý tốt, thì hoàn toàn có thể khống chế được dịch bệnh do vi rút Ebola. Ebola không phải là vi rút tồn tại trong không khí. Vi rút lây truyền sang người khi có sự tiếp xúc gần với dịch thể của người nhiễm hay chết do nhiễm vi rút Ebola. Nguy cơ lây nhiễm vi rút Ebola trong cộng đồng dân cư là không cao. Tuy nhiên, chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế không nên để vi rút này lưu hành rộng rãi và trong thời gian dài trong dân cư. Sự biến đổi liên tục và dễ thích nghi là cơ chế sinh tồn của vi rút và các vi khuẩn khác. Vì vậy, chúng ta không nên tạo cho loại vi rút này những cơ hội tồn tại mạnh mẽ hơn. Thứ ba, phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola không phải chỉ là vấn đề của ngành y tế hay y tế công cộng, mà là vấn đề của toàn xã hội. Những thói quen và phong tục tập quán của người dân là nguyên nhân chính gây lây lan dịch bệnh và là rào cản lớn đối với việc khống chế nhanh và hiệu quả dịch bệnh. Sự quan tâm và tham gia của cả xã hội cũng phải được xem như một phần không thể thiếu của công tác phòng chống dịch bệnh. Thứ tư, ở một số khu vực, các đường lây truyền dịch bệnh xảy ra ngầm mà con người không thể nhìn thấy rõ và không được báo cáo. Do dịch bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao, nhiều người ở những khu vực bị ảnh hưởng đã liên tưởng tới án tử hình và vì vậy thích chăm sóc cho người thân của mình tại nhà hay tìm kiếm sự trợ giúp của thầy lang hơn là đến cơ sở y tế. Những trường hợp bệnh nhân như vậy làm cản trở các chiến lược khống chế nhanh dịch bệnh. Hơn nữa, thái độ, hành vi của người dân có thể tạo nên mối đe dọa an ninh cho đội phòng chống dịch khi mà nỗi sợ hãi và sự hiểu lầm chuyển thành sự giận dữ, thù địch và bạo động. Cuối cùng, mặc dù hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh hay phương pháp điều trị đặc hiệu, dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola hoàn toàn có thể được khống chế. Các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola gồm việc phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần với người mắc bệnh và việc thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Ngoài ra, chúng ta đã có một số bằng chứng cho thấy việc phát hiện sớm các trường hợp mắc và hỗ trợ điều trị làm tăng cơ hội sống cho người nhiễm. Đây là thông điệp cần được truyền thông tới công chúng. Kính thưa các quý vị, Các nước bị ảnh hưởng đã rất nỗ lực trong phòng chống dịch bệnh và đã triển khai nhiều biện pháp rất hiệu quả. Tuy nhiên, vi rút Ebola tại Tây Phi đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Cá nhân tôi đã thực hiện trách nhiệm điều phối các nỗ lực ứng phó dịch bệnh trên toàn thế giới của WHO và có trách nhiệm huy động các hỗ trợ mà các bạn cần trong khả năng cao nhất có thế. Nhu cầu thì rất lớn. Việc lập biểu đồ dịch bệnh chính xác và chi tiết đang là nhu cầu khẩn cấp. Tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng và quốc gia có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần xây dựng kế hoạch ứng phó cấp quốc gia, và các kế hoạch này cần được phối hợp và điều phối tầm khu vực. Cơ sở vật chất và nhân lực y tế cho việc cách ly và hỗ trợ điều trị bệnh nhân cần được trang bị đầy đủ. Ở một số nơi còn thiếu những yếu tố cần thiết như điện và nước máy sinh hoạt. Hiện tại số lượng cán bộ tham gia phòng chống dịch bệnh tại các quốc gia và quốc tế chưa thỏa đáng. Phương tiện phòng hộ là rất cần thiết, tuy nhiên gây cảm giác nóng bức và cồng kềnh, làm giảm thời gian làm việc của các bác sỹ và y tá tại cơ sở cách ly bệnh nhân. Công việc phòng chống dịch bệnh và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh của cán bộ y tế là vô cùng căng thẳng, do vậy, họ cần được trả thù lao xứng đáng. Mai táng người chết là một phong tục truyền thống của người dân giúp làm giảm đau thương cho người sống, tuy nhiên cần phải được thực hiện một cách an toàn, vì vi rút Ebola rất dễ lây truyền khi người mai táng tiếp xúc gần với dịch thể của người chết. Theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần cũng là một công việc đầy thách thức đòi hỏi nhiều cán bộ tham gia hơn. Cần tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về tình hình và đặc tính của dịch bệnh do vi rút Ebola. Các thông điệp gửi đi từ các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu các cộng đồng và tôn giáo là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, việc khống chế dịch bệnh này cũng đòi hỏi những chiến dịch phòng chống được thiết lập và thực hiện chuyên nghiệp với sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài. Tùy theo tình hình dịch tễ, chính phủ có thể áp đặt một số lệnh cấm vận như hạn chế tổ chức lễ hội tập trung đông người và các lễ hội hành hương. Chính phủ có thể huy động cảnh sát và quân đội để bảo đảm an toàn và an ninh cho đội phòng chống dịch bệnh. Ở một số nước đã huy động được các lực lượng này. Theo quy định của Điều lệ Y tế quốc tế, tôi đã triệu tập cuộc họp Ủy ban Ứng phó sự kiện khẩn cấp sẽ diễn ra vào ngày 06/8/2014 để đánh giá những vấn đề và mối liên quan mang tính quốc tế về dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola tại Tây Phi. Tôi rất mong đợi các chuyên gia của Ủy ban này, gồm cả các thành viên đến từ các nước Tây Phi sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh này và những khó khăn thách thức mà để vượt qua nó rất cần sự hỗ trợ khẩn cấp của cộng đồng quốc tế. Tôi có mặt tại đây để trực tiếp cảm nhận được sự quan tâm và ghi nhận các nhu cầu cần được hỗ trợ của Quý vị Như tôi đã đề cập trước đó, dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola hoàn toàn có thể được khống chế, các đường lây truyền của vi rút này hoàn toàn có thể bị phá vỡ và chúng ta phải cùng nhau thực hiện được điều đó. Xin trân trọng cám ơn! |
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới