Tìm ra nguồn gốc virus cúm H7N9
Cơ quan Y tế TP Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 13/4 cho biết một cháu bé 7 tuổi đã bị nhiễm virus cúm gia cầm H7N9, trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh ở thủ đô Trung Quốc.
Điều này đã được xác nhận sau một thử nghiệm do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc thực hiện. Hiện em bé đang được điều trị tại Bệnh viện Ditan (Bắc Kinh) trong tình trạng ổn định. Hai người tiếp xúc gần gũi nhất với bệnh nhân này chưa xuất hiện các triệu chứng cúm.
Theo Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia Trung Quốc, đến thời điểm này, đã có 44 người bị nhiễm virus H7N9, trong đó có 11 người tử vong. Đây là lần đầu tiên virus cúm H7N9 “vượt khỏi vùng miền Đông Trung Quốc”. Trước đó, các trường hợp nhiễm H7N9 chỉ tập trung chủ yếu ở Thượng Hải và các tỉnh miền Đông như An Huy, Giang Tô và Chiết Giang.
Cũng theo Ủy ban nói trên hiện nay mạng lưới phòng xét nghiệm cúm ở toàn bộ 31 tỉnh, thành phổ tại Trung Quốc đều có thể xét nghiệm virus H7N9 sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh nước này cung cấp 160.000 liều thuốc thử phản ứng cho các phòng xét nghiệm.
Đeo khẩu trang cũng là một trong những cách để bảo vệ mình khỏi nhiễm cúm
Xác định nguồn gốc virus cúm H7N9
Các nhà khoa học Trung Quốc và thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc và cơ chế lây truyền của chủng virus mới gây cúm H7N9.
Theo kết quả nghiên cứu di truyền học đảo ngược của chủng virus cúm H7N9 do Phòng thí nghiệm trọng điểm nguồn vi sinh học và miễn dịch học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho thấy gen chủng virus cúm H7N9 đến từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã Đông Á với gà nuôi tại Thượng Hải, Chiết Giang và tỉnh Giang Tô của Trung Quốc.
Thêm vào đó, đột biến gen của bản thân virus này có thể là nguyên nhân khiến chủng virus H7N9 lây sang người và dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Được biết, khu vực châu thổ sông Trường Giang (Trung Quốc) có thể là nơi phát sinh ra nguồn gen kết hợp trên.
Chủng virus mới có thể là kết quả từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã di chuyển từ châu Âu sang châu Á với gen chủng virus cúm gà và vịt khu vực châu thổ sông Trường Giang.
Được biết, H7N9 lây nhiễm ở gia cầm nhưng không gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ nên việc tìm hiểu cơ chế truyền nhiễm cực kỳ khó khăn.
Nói không với gia cầm Trung Quốc
Trong nỗ lực ngăn chặn cúm H7N9 lan sang đất nước mình, nhiều nước đã có những biện pháp mạnh tay để phòng chống, trong đó bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc.
Ngày 11/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono đã ký một quy định cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc, do tại nước này đã có nhiều người bị nhiễm virus H7N9, trong đó đã có một số ca tử vong vì bệnh cúm gia cầm.
Ông Suswono giải thích rằng quyết định cấm này chỉ mang tính tạm thời, và Indonesia sẽ mở cửa trở lại cho php nhập khẩu gia cầm khi Trung Quốc thành công trong việc đối phó với chủng virus H7N9 và tuyên bố kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh mới này.
Theo ông Suswono, lệnh cấm cũng sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể bởi lượng nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc là tương đối nhỏ, và người dân không cần phải lo lắng về dịch bệnh, vì Chính phủ Indonesia đã có một quy trình chuẩn xử lý hiệu quả dịch cúm gia cầm.
Tại Hong Kong, đặc khu trưởng Lương Chấn Ấn cho biết Cục Quản lý bệnh viện đã tích trữ 18 triệu liều thuốc trị cúm Tamiflu và các loại thuốc khác để sẵn sàng chống H7N9. Cục cũng đã phê duyệt chiến lược xác định sớm, xét nghiệm và cách ly bệnh nhân nghi nhiễm.
Tại lãnh thổ Đài Loan, ngày 18-4 tới, cơ quan y tế sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các chuyên gia để thảo luận về sản xuất vaccine cúm H7N9, sau đó sẽ mời các hãng dược trong và ngoài nước nghiên cứu sản xuất vaccine.
Tại Nhật, ngày 12/4 Bộ Y tế thông báo nhận được các mẫu bệnh phẩm virus H7N9 từ Trung Quốc và đã sẵn sàng sản xuất vaccine nếu virus H7N9 lây từ người sang người tại Nhật. Luật đặc biệt chống dịch bệnh lây nhiễm sẽ có hiệu lực ngày 13/4 tại Nhật (được thông qua cách đây một năm). Theo luật, Bộ Y tế sẽ tuyên bố dịch cúm H7N9 nếu Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch cúm H7N9 bước vào giai đoạn 4 (mức cao thứ ba trong thang sáu giai đoạn) và xác nhận virus H7N9 có thể lây từ người sang người.
Lúc đó, chính phủ sẽ thành lập các trung tâm quản lý khẩn cấp, kiểm tra, cách ly người nghi nhiễm ở sân bay. Chính quyền địa phương sẽ hủy các sự kiện cộng đồng và đóng cửa trường học nếu dịch cúm xuất hiện tại địa phương./.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025