Sữa nhiễm vi khuẩn C.botulinum có đáng lo?
![]() |
Khi sữa bị nhiễm vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn đều gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng người sử dụng. Có nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn sữa nhưng với vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) thì càng nguy hiểm hơn, bởi vì độc lực của chúng cực mạnh và gây nhiễm độc thần kinh trung ương. Tuy vậy, có thể phòng ngừa được.
Vi khuẩn C.botulinum nguy hiểm thế nào?
Đó là loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, vì vậy, ở môi trường càng kỵ khí (thiếu ôxy hoàn toàn thì vi khuẩn càng phát triển mạnh), khi gặp điều kiện không thuận lợi thì chúng có khả năng sinh nha bào. Nha bào của chúng có sức đề kháng rất cao, ở nhiệt độ bình thường nó tồn tại được nhiều năm và với nhiệt độ 1100C trong 10 phút chưa đủ để diệt nó. Nếu sấy ướt 1150C trong 4 phút thì mới diệt được 80% nha bào, 8 phút mới diệt được 95%, phải ở nhiệt độ 1200C trong 10 phút mới diệt được hoàn toàn nha bào của chúng. C.botulinum có khả năng sinh nhiều loại độc tố ở nhiệt độ từ 30 - 370C, nhưng quan trọng hơn cả là độc tố thần kinh, đó là ngoại độc tố (exotoxin) không chịu nhiệt, có độc tính rất cao, không bị phá hủy bởi men tiêu hóa. Ngoại độc tố được sinh ra trong quá trình vi khuẩn sống và phát triển. Chúng sinh ra 7 loại độc tố thần kinh, được ký hiệu từ A đến G, trong đó những độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người, còn những độc tố loại C, D chỉ gây bệnh trên động vật. Trong số các loại độc tố của C.botulinum thì độc tố A là loại độc nhất, tính độc cao gấp 7 lần so với độc tố của vi khuẩn uốn ván và có khả năng gây chết người với một lượng hết sức nhỏ. C.botulinum có khả năng sinh độc tố rất mạnh trong thực phẩm (thịt, sữa) và chỉ cần 0,035mg độc tố đã đủ giết chết một người. Tuy vậy, độc tố của chúng dễ bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ 600C trong 30 phút. Đây là điểm yếu của độc tố C.botulinum mà chúng ta nên biết để áp dụng phòng ngừa bệnh.
![]() |
Biểu hiện khi ngộ độc độc tố C.botulinum
Ngộ độc độc tố của vi khuẩn C.botulinum là một loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Người bị bệnh có thể do ăn phải độc tố có sẵn trong thức ăn hoặc ăn phải độc tố vừa tiết ra ở đường tiêu hóa và các mô do vi khuẩn mới xâm nhập. Khi vào dạ dày, độc tố không bị dịch vị phá hủy cho nên chúng ngấm nhanh vào máu và phân tán khắp cơ thể, vào các tế bào của các mô khác nhau, trước hết vào tế bào của hệ thần kinh trung ương rồi gây ra những biểu hiện lâm sàng phát sinh từ hành tủy.
Thời kỳ ủ bệnh từ 6 - 8 giờ, nhưng có khi tới 8 - 10 ngày. Sau thời kỳ ủ bệnh, người bệnh thấy đau bụng vùng thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy, bí tiểu, hoa mắt, chóng mặt, khó nuốt, khô miệng. Đồng thời có biểu hiện thần kinh như nói khó, trông không rõ, nhìn đôi, có khi không nhìn thấy gì. Rối loạn nhận thức (nhận thức về sự việc không minh bạch), kèm theo nhức đầu, choáng váng. Một số người không nói được, lúc đầu giọng khàn hoặc giọng mũi, sau đó là mất tiếng. Ngoài ra có thể gây rối loạn thần kinh cơ và có thể gây liệt đối xứng. Trong giai đoạn cuối của bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân khó thở, thở nhanh nông và cuối cùng chết do ngạt thở. Tuy vậy, có một số trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo cho đến khi bị suy hô hấp và tử vong. Trong những trường hợp nặng, nếu khỏi có thể để lại di chứng.
![]() |
Tại sao sữa có thể bị nhiễm vi khuẩn C.botulinum?
C.botulinum phân bố khắp nơi trong tự nhiên như trong đất, đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, đất nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm và có cả trong các loại rau, quả. Chúng cũng có trong đường tiêu hóa của các loài động vật nuôi trong nhà. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt, vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thịt, cá ướp muối, ướp lạnh, thịt hun khói, thịt hộp, cá hộp, sữa hộp, xúc xích, lạp xường, phomat...
Lời khuyên của thầy thuốc
Để không bị ngộ độc độc tố vi khuẩn này, chúng ta không được chủ quan, bởi vì nếu bị nhiễm thì bệnh cảnh rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, không nên lo lắng thái quá vì nếu thực hiện tốt khâu chế biến và bảo quản thực phẩm thì sẽ không bị nhiễm bệnh. Những công ty đang chế biến sữa cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn hàng ngày cần đun nấu kỹ. Hãy thực hiện ăn chín uống sôi vì đây là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Sữa nội không sử dụng nguyên liệu “bẩn”
Việc quản lý các mặt hàng sữa và nguyên liệu nhập khẩu được thực hiện tại Cục theo đúng quy định. Do đó, khi có thông tin về một sự cố thực phẩm nói chung, trong đó có sữa thì Cục sẽ rà soát ngay xem sản phẩm đó đã được Cục cấp số giấy chứng nhận chất lượng hay chưa để kịp thời có biện pháp xử lý. Đến thời điểm này theo báo cáo của các công ty sản xuất sữa trong nước về Cục cho thấy, các công ty đều không sử dụng nguyên liệu whey protein concentrate và các sản phẩm có chứa nguyên liệu whey protein concentrate do Công ty Fonterra, New Zealand sản xuất. Cần biết cách xử lý ngay khi bị ngộ độc
Trong bất cứ trường hợp nào, khi nhận thấy con mình có các dấu hiệu của ngộ độc như trên cần làm cho chất độc hại thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Uống nhiều dung dịch oresol, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hay đi ngoài. Nếu tình trạng ngộ độc không có dấu hiệu thuyên giảm, cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh để đến khi quá muộn. |
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025