Sẽ trình Thủ tướng cho phép sử dụng lại vắc xin Quinvaxem
Tỉ lệ tai biến vắc xin Quinvaxem thấp hơn so với khuyến cáo

GS Hiển cho biết, kết quả nghiên cứu phân tích 43 trường hợp phản ứng sau tiêm tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay sau khi dùng vắc xin Quinvaxem thì có 9 trường hợp được cho là có thể liên quan đến vắc xin. 9 trường hợp này thì 8 ca là sốt, co giật, giảm trương lực cơ, có phản ứng dị ứng, nổi ban (là phản ứng thông thường của kháng nguyên lạ, tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, không phải tất cả trẻ em khi tiêm vắc xin đều gặp phản ứng này) và một trường hợp sốc phản vệ nhưng đã điều trị đã qua khỏi.
TS Takeshi Kasai cho biết: Khi nhận được đề nghị của Việt Nam, WHO đã xem xét lại tất cả những trường hợp có tai biến và làm việc với nhà sản xuất ở Hàn Quốc để xem xét lại tất cả giấy tờ liên quan đến các lô vắc xin. Đồng thời mời một đơn vị độc lập về kiểm định vắc xin ở London kiểm định chất lượng các lô vắc xin. Kết quả cho thấy vắc xin có chất lượng đúng với tiêu chuẩn của WHO, không có bằng chứng nào liên quan giữa tai biến và sử dụng các vắc xin này. |
Trước câu hỏi, tại sao có một số trường hợp cho là liên quan đến vắc xin tự hồi phục mà vẫn sử dụng lại vắc xin này cho trẻ em? Ông Hiển cho biết: “Không vắc xin nào an toàn 100%. Vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên lạ, cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Độ an toàn vắc xin, tính phản ứng vắc xin phụ thuộc vào kháng nguyên của vắc xin. Ví như vắc xin ho gà người ta quan tâm nhiều đến phản ứng phụ, sau tiêm có những phản ứng phụ như sốt, sưng đau, tại chỗ, trẻ quấy khóc, thậm chí có sốt co giật… Tuy nhiên các nghiên cứu của nhà sản xuất vắc xin cũng như khuyến cáo của WHO đó là những khuyến cáo nhẹ và rất ít phản ứng nặng gây tử vong. Vắc xin có những phản ứng như thế, nhưng vì tính hiệu quả vượt trội trong phòng bệnh hơn hẳn với nguy cơ tai biến nên WHO khuyến cáo đưa vắc xin này vào sử dụng”.

TS Takeshi Kasai tại buổi họp báo. Ảnh: Dương Ngọc.
Đồng quan điểm này, ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO), cho rằng: “Không có loại vắc xin nào tuyệt đối an toàn, tuyệt đối không có những tác dụng, phản ứng không mong muốn. Dù vắc xin tốt nhất cũng có tỉ lệ nhất định sẽ có tai biến. Tuy nhiên tai biến thường hiếm gặp, nhẹ. Nếu nặng cũng có thể xử lý kịp thời ở các cơ sở y tế. Sự việc xảy ra chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với biến cố không mong muốn khác. Mặc dù có thể có những tai biến không mong muốn, nhưng WHO khuyến nghị mạnh mẽ việc tiêm chủng, nó mang lại an toàn, lợi hơn rất nhiều trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, so với những tai biến có thể có trong quá trình tiêm chủng”.
Vẫn sẽ có các ca phản ứng sau tiêm!
Đó là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi tái sử dụng lại vắc xin Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Dẫn chứng cụ thể cho tình huống này là tại Srilanka đã dừng vắc xin Quivaxem trong 2 năm sau 5 ca tử vong được báo cáo. Trong 2 năm đó, cơ quan chuyên môn đã điều tra kỹ lưỡng và đưa ra kết luận, vắc xin không liên quan đến các ca tai biến này và họ đã sử dụng lại vắc xin vào năm 2010. Tuy nhiên, khi dùng lại, các phản ứng không giảm mà tăng lên. Nhưng khi điều tra kỹ các trường hợp phản ứng sau tiêm thì phần lớn trẻ gặp tai biến nặng là trẻ mắc bệnh tim, trẻ cơ địa yếu, trẻ cân nặng thấp… “Tương tự tại Việt Nam, chúng ta phải chắc chắn, dùng lại Quinvaxem thì vẫn sẽ có những báo cáo phản ứng xảy ra sau tiêm. Phản ứng sau tiêm vắc xin không có nghĩa là do vắc xin. Để xác định nguyên nhân thì phải có điều tra, đánh giá khi xảy ra tai biến mới có đầy đủ thông tin đưa ra kết luận là do vắc xin hay không. Tại Srilanka, họ mổ tử thi gần như tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin, từ đó họ mới có cơ sở khoa học đầy đủ nhất để chứng minh, vì thế, người dân vẫn yên tâm sử dụng vắc xin Quinvaxem dù các phản ứng với vắc xin này vẫn xảy ra”, GS Hiển cho biết.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025