Sau cúm A/H5N1, H7N9, có phải là H10N8?
Những thông tin ban đầu
Trước khi bệnh khởi phát 4 ngày, bệnh nhân này có đến một chợ gia cầm sống và mua một con gà. Bệnh nhân nhập viện ngày 30/12/2013 và tử vong sau đó 6 ngày. Trường hợp thứ hai được thông báo ngày 29/1/2014, virut cúm A/H10N8 được tìm thấy trên một bệnh nhân nữ 55 tuổi, bị viêm phổi nặng, đang trong giai đoạn ổn định và cũng đến từ tỉnh Giang Tây - Trung Quốc. Cô cũng đã đến một chợ gia cầm sống ở địa phương hôm 4/1 nhưng không có bất kỳ tiếp xúc hay mối liên hệ nào với bệnh nhân nữ đã tử vong được thông báo trước đó. Đến nay, WHO chỉ đưa ra những khuyến cáo chung như tránh tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và chết, tránh để trẻ em tiếp xúc gia cầm, tránh chạm vào bề mặt đã bị nhiễm phân hoặc máu gia cầm, không ăn thịt gia cầm chưa nấu chín, che miệng mũi khi ho và hắt hơi... Ngoài ra, không có khuyến cáo nào về đi lại, sàng lọc nhập cảnh hay việc tiêu thụ các sản phẩm từ gia cầm. Tuy nhiên, cần đặc biệt theo dõi chặt các thông tin cũng như phối hợp với thú y để truy tìm nguồn gốc virut gây bệnh.

Tránh tiếp xúc với gia cầm sống để phòng lây nhiễm virut H10N8.
Mối đe dọa của cúm A/H10N8
Virut cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae. Dựa vào tính chất kháng nguyên của các hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA) glycoprotein, virut cúm A được phân loại thành 17HA và 10NA phân nhóm. Hầu hết các phân nhóm virut cúm A đã được tìm thấy ở các loài thủy cầm, trong đó có các hồ chứa tự nhiên của virut cúm A. Bộ gen hoàn chỉnh của virut cúm A/H10N8 phân lập từ một con vịt ở chợ gia cầm sống tại tỉnh Quảng Đông được phân tích đầy đủ bởi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc vào tháng giêng năm 2012 và đăng kết quả trên tạp chí của Hiệp hội vi sinh vật Mỹ tháng 4/2012. Trước đó, vào năm 2007, H10N8 đã được phân lập từ mẫu nước lấy từ hồ Động Đình, tỉnh Hồ Nam nằm giáp với tỉnh Quảng Đông và Giang Tây. Một nhóm nghiên cứu đứng đầu là Yuelong Shu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc đã đăng kết quả nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học của một trường hợp tử vong do nhiễm virut cúm gia cầm A/H10N8” trên tạp chí Lancet 5/2/2014. Nghiên cứu chỉ ra có sự tương đồng giữa H10N8 và H7N9 với H5N1, đây là virut lây từ gia cầm sang người, gây viêm phổi nặng dẫn đến tử vong ở người và cho đến nay chưa phát hiện có lây từ người sang người. Khác với H5N1 có thể gây dịch bệnh trên gia cầm, chưa có một báo cáo nào về dịch bệnh do H10N8 trên gia cầm có nghĩa là H10N8 có thể lặng lẽ lây lan trong đàn gia cầm. Mặc dù chưa lây từ người sang người nhưng các nhà khoa học trong nghiên cứu này cũng cảnh báo: “Không nên đánh giá thấp khả năng đại dịch do virut cúm mới này”.
Nghiên cứu đăng trên Lancet cũng cho biết, H10N8 có sự tương đồng bộ gen với H9N2, đây là virut cúm gia cầm xảy ra ở Hồng Kông năm 1999 và cũng góp phần lớn trong bộ gen virut cúm A/H5N1 và H7N9 đang gây bệnh dịch nguy hiểm hiện nay. H7N9 nổi lên từ năm ngoái, dẫn đến 159 ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc, trong đó có 71 trường hợp tử vong. H5N1 lần đầu tiên xảy ra ở Hồng Kông vào năm 1997, đã gây ra 648 trường hợp nhiễm với 384 người tử vong kể từ năm 2003. H10N8 có những sự đột biến trong bộ gen giúp nó thích ứng với động vật có vú và cho phép nó bám sâu vào các tế bào khác ở sâu trong phổi giống như H5N1 chứ không chỉ là xâm nhập đường hô hấp trên. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra mẫu virut H10N8 vẫn có thể bị ức chế với thuốc kháng virut tamiflu. Vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu này chưa có lời giải. Trong trường hợp bệnh nhân đầu tiên, bà đã mua một con gà sống nhưng không trực tiếp làm thịt và cũng không phát hiện được virut H10N8 trên gia cầm tại chợ, xét nghiệm trên những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân cũng không phát hiện ai mắc bệnh, phải chăng bà đã bị nhiễm virut từ trước đó và bà cũng là mục tiêu dễ dàng cho virut tấn công vì sức khỏe yếu. Việc xuất hiện bệnh nhân nhiễm H10N8 thứ hai cũng đặt ra “mối quan tâm lớn”. Đồng tác giả Mingbin Liu nói: “Điều này cho thấy virut H10N8 đã tiếp tục lưu hành và có thể gây nhiễm nhiều hơn cho con người trong tương lai”. Trong một bình luận khác, tạp chí Lancet cho biết, tuy chưa có bằng chứng sự lây nhiễm từ người sang người nhưng không vì thế mà chủ quan. “Chúng ta sẽ không biết rõ số trường hợp nhiễm virut cúm gia cầm A/H10N8 sẽ tăng lên, vì chúng ta không biết các virut đang lưu hành trong gia cầm rộng rãi ở mức độ nào”. “Nhiều giám sát sẽ là cần thiết để đưa ra nguồn gốc của H10N8 và theo dõi các khả năng lây truyền trong tương lai”.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025