Sau 5 ca tai biến: trẻ vẫn cần chích ngừa!

- PV. Thưa TS, trong thời gian qua, việc 5 trẻ tử vong sau tiêm phòng đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các bậc cha mẹ. Hậu quả là có rất nhiều bà mẹ đã không đưa con đi tiêm ngừa vì sợ bị tai biến. Là một chuyên gia, TS có thể cho biết vấn đề tai biến sau tiêm ngừa có thường gặp không và nguyên nhân vì sao?
TS.BS. Trần Phủ Mạnh Siêu: Phải khẳng định ngay rằng, tai biến sau tiêm ngừa rất hiếm gặp. Tuy nhiên, với số lượt người chích ngừa ngày càng tăng thì sẽ xuất hiện tai biến sau tiêm là điều khó tránh khỏi. Nếu xảy ra tai biến, phải thành lập hội đồng khoa học để tìm hiểu nguyên nhân. Hầu hết các nguyên nhân là do cơ địa mẫn cảm với thành phần của thuốc, do vắc-xin bảo quản không đúng cách, do không khám bệnh kỹ trước khi cho chỉ định chích ngừa…
- PV. Tai biến sau tiêm ngừa rất hiếm gặp nhưng rõ ràng vẫn xảy ra. Vậy tại sao vẫn phải tiến hành tiêm ngừa cho trẻ?
TS.BS. Trần Phủ Mạnh Siêu: Việc tiêm ngừa cho trẻ rất cần thiết, có lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ em. Đừng vì những trường hợp tai biến mà không cho trẻ chích ngừa, như vậy mối nguy do bệnh tật còn lớn hơn rất nhiều lần so với mối nguy do tai biến sau chích ngừa. Đặc biệt cần lưu ý, phải chủ động tiêm ngừa trước khi có dịch bệnh xảy ra, không nên thấy có dịch bệnh rồi mới đi tiêm ngừa vì như vậy hiệu quả của việc tiêm ngừa sẽ không cao.
- PV. Trước và sau khi tiêm ngừa cho trẻ, cần có những lưu tâm đặc biệt nào?
TS.BS. Trần Phủ Mạnh Siêu: Một câu hỏi rất hay. Vì phần lớn mọi người vẫn chỉ hay quan tâm đến vấn đề sau tiêm ngừa. Mà quên mất rằng, sức khỏe của trẻ trước khi tiêm cần phải được kiểm tra, theo dõi rất chặt chẽ. Trước khi cho trẻ tiêm ngừa, bà mẹ nên báo cho nhân viên y tế biết về tình trạng sức khoẻ trước đây và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm ngừa và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng. Sau khi tiêm ngừa vẫn cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sau 1 thời gian. Có thể là 30 phút, 5 tiếng hay 7 tiếng cũng có thể là 1 ngày hay 2 ngày. Tóm lại, là có một số phản ứng xảy ra và cần nắm rõ từng phản ứng để có những xử trí thích hợp và kịp thời. Nếu các phản ứng xảy ra mà không phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
- PV. Vậy xin TS cho biết, sẽ có những phản ứng nào xảy ra cho trẻ sau tiêm ngừa và những biểu hiện nào cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay?
TS. BS. Trần Phủ Mạnh Siêu: Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa là:
Sốt: đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Nếu sốt cao từ 390C trở lên mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt.
Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau…vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại, có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.
Dị ứng: có thể là ban mề đay, ngứa toàn thân… phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau một vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
Một số phản ứng khác: hiếm gặp hơn như: tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não... Các phản ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm sóc tích cực của thấy thuốc.
Các triệu chứng cần chú ý: Khi trẻ bị sốt cao, khó thở, mệt, bức rứt, phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.
- PV. Theo TS, sau sự cố đau lòng vừa qua, có lưu ý gì thêm về vấn đề vắc-xin, quá trình bảo quản cũng như quy trình tiêm hay không?
TS.BS. Trần Phủ Mạnh Siêu: Các cơ sở y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình bảo quản và tiêm vắc-xin, chẳng hạn: dây chuyền bảo quản lạnh vắc-xin phải được thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật cho toàn bộ các cơ sở y tế có tiêm ngừa; vắc-xin phải được nhập kho và bảo quản đúng nhiệt độ; phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh giữ văc-xin ít nhất 3 lần/ngày; khi vận chuyển vaccine từ nơi này sang nơi khác phải có bình đá giữ nhiệt độ thấp để bảo quản vắc-xin.
- PV. Xin cảm ơn TS về cuộc trao đổi này!
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết