Phòng chống bệnh tay chân miệng: Người dân vẫn thờ ơ
Ghi ở Khoa Truyền nhiễm
LTS: Theo dự báo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tháng 4, tháng 5 chính là khoảng thời gian bệnh tay chân miệng lên đến đỉnh điểm, số người mắc bệnh sẽ tăng cao, bởi vậy, ý thức tự phòng bệnh của mỗi người dân rất quan trọng. |
Chúng tôi đến Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào buổi sáng giữa tháng 4. So với các đơn vị y tế trên địa bàn, số lượng bệnh nhân TCM đến đây khám ít hơn. Theo bác sĩ Lương Xuân Kiên, Trưởng Khoa: “Từ đầu năm đến nay, Khoa chỉ có 15 bệnh nhân bệnh TCM đến khám, điều trị. Bệnh này chủ yếu điều trị tuyến dưới và phần lớn bệnh nhân đến khám ở thể nhẹ và được hướng dẫn về nhà theo dõi, phòng bệnh”. Mặc dù số lượng bệnh nhân TCM không nhiều, nhưng khi hỏi các ông bố, bà mẹ có con đang điều trị ở Khoa Truyền nhiễm mới thấy người dân vẫn chưa thực sự vào cuộc trong công tác phòng, chống bệnh này. Con trai chị Bùi Thị Minh ở tổ 38, khu 4, phường Hà Trung (Hạ Long) là cháu Bùi Thanh Tùng. Hiện cháu đang học lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, phường Hà Trung (Hạ Long). Cháu xuất hiện các nốt bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân cách đây 3 hôm và được mẹ đưa đến viện. Chị Minh cho biết: “Tôi chưa được nghe tuyên truyền ở phường, khu phố nói về bệnh TCM mà chủ yếu nghe thông tin trên truyền hình. Khi thấy con bị nốt bóng nước nên tôi đưa cháu đi khám và biết cháu bị bệnh này”. Mặc dù các bác sĩ thông báo, con chị bị bệnh TCM, nhưng chị Minh cũng chỉ xin phép cô giáo cho cháu nghỉ ốm chứ không nói rõ nguyên nhân để lớp có biện pháp phòng bệnh cho các học sinh khác.
![]() |
Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Không riêng chị Minh mà nhiều ông bố, bà mẹ ở TP Hạ Long chưa thực sự vào cuộc phòng, chống bệnh TCM cho cộng đồng, mặc dù theo đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, TP Hạ Long là đơn vị vào cuộc khá tốt trong công tác này. Bằng nguồn kinh phí của mình, từ đầu năm đến nay, thành phố đã cấp phát hơn 1.700 tờ rơi phòng chống dịch TCM cho ban chỉ đạo các phường, thực hiện hơn 250 lượt tuyên truyền trên hệ thống loa, đài...
Cần sự cộng tác của người dân
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tình hình bệnh TCM trên địa bàn Quảng Ninh vẫn đang diễn biến phức tạp ở tất cả các vùng, miền và có nguy cơ tiếp tục tăng cao trong tháng 4, tháng 5 này. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 490 trường hợp bị bệnh nằm ở 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ Cô Tô). Trong số này, các địa phương có nhiều trường hợp mắc bệnh như: Uông Bí 85 người, Đông Triều 80 người, Bình Liêu khoảng 70 người…
Thời gian qua, tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống bệnh. Mới đây nhất, Sở Y tế thành lập 2 đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh TCM ở các địa phương. Đến nay, trung tâm y tế, trạm y tế các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đều đảm bảo đủ vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống bệnh. Đây là số vật tư, hoá chất do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cung cấp. Điều đáng nói là sự chủ động về kinh phí của nhiều địa phương để hỗ trợ cho công tác này gần như chưa có. Bởi vậy, việc in ấn tờ rơi, pa nô tuyên truyền để cấp phát cho các trường học, khu phố, hộ dân gặp không ít khó khăn. Từ đầu năm đến nay, một số địa phương cũng chưa mở được lớp tập huấn kiến thức phòng, chống bệnh TCM cho y tế xã, thôn, bản và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn. Các địa phương đều đã có văn bản chỉ đạo phòng chống bệnh TCM, thành lập BCĐ… nhưng có nơi lại chưa phân cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên nên chưa huy động được sự vào cuộc tích cực của các đoàn thể. Hiện nay, công tác phòng, chống bệnh TCM mới chỉ chú trọng nhiều ở các trường mầm non trên địa bàn, trong khi vẫn có một số bệnh nhân là trẻ học ở các trường tiểu học. Bên cạnh đó, việc chủ động tuyên truyền trong các tổ dân, khu phố cũng chưa được nhiều.
Chính bởi vậy, nhiều gia đình chỉ được tiếp cận kiến thức về bệnh TCM qua truyền hình, qua báo. Thậm chí, nhiều ông bố, bà mẹ không để ý đến phòng bệnh TCM cho trẻ, hoặc chủ quan phòng bệnh cho chính mình. Khi con bị bệnh, một số gia đình không báo với lớp học để trường có biện pháp phòng bệnh tích cực. Người lớn khi nhiễm bệnh thường không có triệu chứng nhưng vẫn mang vi rút. Và đây cũng chính là nguồn lây lan bệnh cho trẻ nhỏ nếu không đảm bảo vệ sinh, khử trùng... Bên cạnh đó, nhiều người còn chưa biết rằng, với những trường hợp chỉ có các nốt bóng nước nhiều, hay ít không nguy hiểm bằng trường hợp trẻ xuất hiện chỉ ít nốt bóng nước, nhưng lại có dấu hiệu tổn thương đến não như: Sốt, giật mình, mắt đảo liên tục…
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh cũng đã 2 trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính với nhóm vi rút EV71. Điều đó cho thấy Quảng Ninh có mầm bệnh TCM do vi rút EV71 gây ra, mà đây là loại vi rút dễ gây biến chứng về não cho trẻ mắc bệnh, làm trẻ có nguy cơ tử vong. Bởi vậy, ngoài sự chủ động của ngành Y tế, công tác phòng, chống bệnh TCM cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các địa phương để đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng hơn đến các địa bàn dân cư và từng hộ dân. Trên cơ sở đó, ý thức của người dân sẽ được nâng cao hơn và họ sẽ chủ động hơn trong phòng, chống bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Thu Nguyệt
ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BÊNH HIÊU QUẢ Ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh: “Tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền” |
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết