Những thói quen xấu dễ khiến bạn cảm lạnh
![]() ![]() |
Cắn móng tay: Cắn móng tay sẽ khiến vi khuẩn từ trong các kẽ tay có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua miệng, làm tăng khả năng gây cảm lạnh.
Thiếu vận động: Duy trì vận động, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa cảm lạnh. Bởi, thói quen này giúp tăng khả năng của các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng và các vi khuẩn khác xâm nhập.
Uống rượu, hút thuốc: Cả hai việc hút rượu, hút thuốc đều có hại cho sức khoẻ vì ngăn chặn chức năng của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn do hệ hô hấp bị tổn thương.
Uống không đủ nước: Nước có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Uống đủ nước giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Ngược lại, uống không đủ nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc một số bệnh trong đó có cảm lạnh.
Thường xuyên lui tới chỗ đông người: Những nơi đông người thường là môi trường chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng hơn. Nếu không may để cơ thể tiếp xúc với những bề mặt có chứa vi khuẩn, bạn sẽ bị cảm lạnh, thậm chí mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Ngủ không đủ giấc: Thời gian ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh và có khả năng chống lại bệnh tật thấp.
Không giữ vệ sinh tay: Giữ vệ sinh tay là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khoẻ. Bởi thói quen này sẽ giúp giảm sự nhân lên của vi sinh vật và nguy cơ nhiễm trùng.
Phụ thuộc vào thang máy: Thói quen phụ thuộc vào thang máy sẽ khiến bạn lười vận động, ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất. Ngoài ra, các nút bấm ở thang máy cũng có nguy cơ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, virus nguy hiểm gây bệnh. Vì vậy, nếu không muốn bị cảm lạnh, bạn nên hạn chế đi thang máy, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Để chân lạnh: Theo các chuyên gia, chân lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường. Tình trạng này xảy ra khi nhiệt độ bàn chân giảm khiến cơ thể bị giảm nhiệt, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh và vi khuẩn. Do đó, để tránh cảm lạnh vào mùa đông, bạn cần đi tất thường xuyên hơn.
Căng thẳng: Một số nghiên cứu cho thấy, căng thẳng tâm lý có liên quan trực tiếp tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có cảm lạnh.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hoà và thực phẩm nhiều đường làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trong đó có cảm lạnh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Cảnh báo gia tăng ca mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Số ca mắc tăng mạnh từ tháng 3, riêng tháng 4 bằng tổng hai tháng trước cộng lại. Đáng chú ý trong số đó có đến 98,6% là trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt nhóm trẻ từ 1-5 tuổi (đi nhà trẻ, mẫu giáo) chiếm tới 93,4%.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết