Những nguyên nhân gây mất nước
|
Những lý do khiến cơ thể mất nước là nắng nóng, tập thể dục, ít uống nước... Tuy nhiên, mới đây trang Msn đã liệt kê thêm một số yếu tố có thể khiến chúng ta bất ngờ về lý do mất nước.
Tiểu đường. Những người bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người chưa biết mình mắc chứng bệnh này có nguy cơ mất nước rất cao. Khi nồng độ đường trong máu quá cao, cơ thể cố gắng tống khứ lượng đường dư thừa ra ngoài thông việc tăng lượng nước tiểu. Nếu bạn cảm thấy dấu hiệu đi tiểu thường xuyên cộng thêm việc luôn cảm thấy khát, hãy đến bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu.
Kinh nguyệt. Uống nhiều nước trong thời gian hành kinh là điều nên làm bởi việc mất máu trong giai đoạn này sẽ làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể. Với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu mất nhiều sẽ làm cạn kiệt năng lượng, nên càng cần uống nhiều nước hơn.
Tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc lợi tiểu nâng lượng nước tiểu lên khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ mất nước. Theo các chuyên gia, thuốc điều trị chứng huyết áp cao là một ví dụ điển hình, thêm vào đó các loại thuốc điều trị tiêu chảy hoặc nôn cũng gây ra tình trạng mất nước.
Chế độ ăn ít carb. Carbohydrates được lưu trữ trong cơ thể phải đồng hành cùng chất lỏng. Bột yến mạch, mì ống, gạo... tất cả đều hấp thụ nước trong quá trình nấu, ăn chúng có thể làm tăng mức độ hydrat hóa của cơ thể. Cắt giảm chế độ ăn uống với ít carb có thể vô tình làm giảm lượng nước tiêu thụ.
Căng thẳng. Khi bị căng thẳng, tuyến thượng thận bơm ra kích thích tố căng thẳng. Và nếu bạn liên tục chịu áp lực, tuyến thượng thận trở nên kiệt sức dẫn đến suy thượng thận. Vấn đề là, các tuyến thượng thận cũng sản xuất các hormone aldosterone, giúp điều chỉnh mức độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Vì vậy, khi mệt mỏi, việc sản xuất hormone aldosterone giảm, gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải.
Hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy mãn tính... cũng là nguyên nhân gây mất nước. Hơn nữa, rất nhiều người bị chứng bệnh này tự đặt mình vào chế độ ăn uống tránh xa các loại thực phẩm được cho là có tác dụng kích hoạt bệnh trầm trọng hơn (trái cây và rau quả nhiều nước) và điều đó vô tình làm giảm lượng nước trong cơ thể.
Mang thai. Trong khi mang thai, khối lượng máu tổng thể yêu cầu tăng cao để cung cấp cho tim hoạt động hiệu quả và điều này làm tăng nhu cầu chất lỏng. Hơn nữa, việc buồn nôn và ói mửa liên quan đến ốm nghén cũng có thể gây ra thiệt hại về mức độ hydrat hóa.
Lão hóa. Khi lớn tuổi, khả năng cơ thể tiết kiệm nước cũng như cảm giác khát cũng giảm xuống, và đó là lý do cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ cần uống nước cả ngày, hãy giữ một chai nước bên cạnh mọi lúc, mọi nơi.
Rượu. Đây chính là thủ phạm khử nước khốc liệt nhất. Rượu ức chế một hormone có tác dụng gửi chất lỏng thay vì vào cơ thể, lại chạy thẳng đến bàng quang. Thêm vào đó, nhờ tác dụng lợi tiểu của rượu, các tế bào co lại, đẩy nước nhiều hơn vào bàng quang khiến mức độ hydrat hóa của cơ thể cũng giảm xuống.
Cho con bú. Không chỉ chất điện giải, protein, các thành phần dinh dưỡng khác mà nước cũng mất đi đáng kể trong giai đoạn cho con bú. Vì thế, để giảm mức độ hydrat hóa, hãy uống thật nhiều nước trong thời kỳ này.
CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
Trong khuôn khổ Kế hoạch phòng, chống bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2023–2025 của tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 14 đến 27/7/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã tổ chức đợt điều tra phân vùng dịch tễ học bệnh ký sinh trùng tại hai địa phương miền núi là xã Ba Chẽ và xã Kỳ Thượng. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm chủ động phát hiện, giám sát, quản lý và điều trị sớm các bệnh lý ký sinh trùng thường gặp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại các khu vực còn nhiều khó khăn.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Cảnh báo gia tăng ca mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Số ca mắc tăng mạnh từ tháng 3, riêng tháng 4 bằng tổng hai tháng trước cộng lại. Đáng chú ý trong số đó có đến 98,6% là trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt nhóm trẻ từ 1-5 tuổi (đi nhà trẻ, mẫu giáo) chiếm tới 93,4%.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới