Nhà phân phối độc quyền vaccine Pentaxim tại miền Bắc: Chất lượng Pentaxim và Quinvaxem như nhau
Đây là thông tin được bà Thúy đưa ra trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống xung quanh câu chuyện khan hiếm vaccine dịch vụ được dư luận quan tâm…
Bà Đặng Hồng Thúy - nhà phân phối độc quyền vaccine dịch vụ khu vực phía Bắc
PV: Bà nghĩ sao về việc cha mẹ sẵn sàng xếp hàng từ nửa đêm chỉ để đăng ký được vaccine dịch vụ cho con/em mình, trong khi cũng loại vaccine này ở chương trình tiêm chủng mở rộng lại không hề thiếu?
Bà Đặng Hồng Thúy: Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi cũng phải khẳng định luôn là trong suốt 23 năm chúng tôi làm việc và hợp tác với hãng Sanofi Pasteur về việc cung ứng vaccine dịch vụ cho khu vực miền Bắc, chưa bao giờ xảy ra sự việc thiếu vaccine căng thẳng như hiện nay. Nói cách khác đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố thiếu vaccine dịch vụ.
Theo tôi, có 3 nguyên nhân dẫn tới việc thiếu hụt hay khan hiếm vaccine dịch vụ 5 trong 1 và 6 trong 1 và kéo theo tình trạng “hội chứng đám đông” và áp lực tâm lý trong tiêm chủng dịch vụ. Thứ nhất, do nhu cầu sử dụng 2 loại vaccine này trên toàn cầu trong đó có Việt Nam gia tăng vượt quá khả năng của nhà sản xuất, dẫn tới "đứt hàng" toàn cầu. Thêm nữa, nhà sản xuất cho biết họ đang nâng cấp sửa chữa lại một số dây chuyền/nhà máy sản xuất do đó số lượng vaccine hiện có chủ yếu là để đáp ứng cho các nước đã ký cam kết sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thứ hai, trên thực tế tại Việt Nam sau một số sự cố về tiêm chủng vaccine Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu tiêm vaccine dịch vụ Pentaxim.
Thứ ba, cũng phải thẳng thắn nói rằng, việc vaccine dịch vụ gia tăng và lên đến đỉnh điểm là sự cố vỡ trận ở phòng tiêm dịch vụ 182 Lương Thế Vinh – Hà Nội vừa qua có nguyên nhân chính là do công tác truyền thông, thông tin về nguyên nhân các sự cố, tai biến sau tiêm vaccine Quinvaxem chưa thực sự minh bạch, rõ ràng và thuyết phục nên đã dẫn tới “hội chứng đám đông”. Khi người dân lo ngại về vaccine Quinvaxem dẫn tới việc họ sẽ đổ xô tìm tiêm vaccine dịch vụ cho con/em mình vì áp lực tâm lý cho rằng vaccine dịch vụ tốt hơn vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
PV: Bà vừa nói đến nhu cầu sử dụng vaccine dịch vụ gia tăng trong thời gian qua. Vậy số lượng cụ thể vaccine dịch vụ Pentaxim được sử dụng tại Việt Nam trong thời gian qua gia tăng như thế nào thưa bà?
Bà Đặng Hồng Thúy: Theo theo thống kê của chúng tôi, trong 5 năm từ năm 2010 -2014, công ty chúng tôi đã bán ra 336.931 liều vaccine Pentaxim như vậy chia trung bình cho 5 năm ở thời điểm đủ vaccine thì chỉ có khoảng 67.000 liều/năm đối với khu vực miền Bắc, còn đối với khu vực miền Nam thì thường sử dụng ít vaccine dịch vụ hơn. Như vậy với cả nước ở thời điểm đủ vaccine dịch vụ, hay không xảy ra các sự cố khan hiếm thì chỉ cần từ 120.000-130.000 liều Pentaxim/năm là đủ. Trong khi theo thông tin của Bộ Y tế, trong những năm qua, tại Việt Nam đã có khoảng 25 triệu mũi tiêm Quinvaxem được thực hiện, với tỷ lệ tiêm chủng 3 mũi vắc xin hàng năm đạt trên 90%.
Tuy nhiên, theo ước tính của chúng tôi sau những sự cố về tiêm chủng vaccine Quinvaxem thì nhu cầu vaccine dịch vụ Pentaxim tăng lên tới khoảng 300.000-400.000 liều/ năm.
PV: Quay trở lại câu chuyện mà bà đã nói, một phần nguyên nhân nhu cầu sử dụng vaccine dịch vụ tăng là có nguyên nhân từ sự cố tiêm chủng vaccine Quinvaxem. Vậy theo ý kiến của bà giải pháp của vấn đề này là gì?
Bà Đặng Hồng Thúy: Trước hết, về giải pháp cung ứng, phân phối. Theo thông báo của Sanofi thì đến tháng 12/2015, công ty chúng tôi được cung cấp cho 75.300 liều Pentaxim ở miền Bắc. Tuy nhiên tới ngày 14/12, chúng tôi mới chỉ nhận được có 15.000 liều vaccine Pentaxim và số vaccine này đã được công khai minh bạch trên truyền thông và phân phối hết cho các cơ sở tiêm chủng ở khu vực miền Bắc. Và tới ngày 31/12, chúng tôi đã nhận được thêm 29.000 liều vaccine Pentaxim trong đó phải bỏ ra 120 liều để tiến hành kiểm định chất lượng như vậy chỉ còn 28.880 liều cũng sẽ được phân phối hết cho các cơ sơ tiêm chủng sau khoảng 2 tuần nữa khi có kết quả kiểm định. Như vậy chúng tôi mới nhận được 44.000 liều. Còn số vaccine Pentaxim còn lại là khoảng hơn 31.000 liều, Sanofi có giao hàng cho chúng tôi hay không để cung ứng cho miền Bắc trong đầu năm 2016 thì tới giờ chúng tôi cũng chưa nhận được thông báo mới từ phía họ. Trong khi theo thông tin chúng tôi được biết, số vaccine Pentaxim ở khu vực phía Nam có khoảng 117.000 liều (trong số 160.000 liều được thông báo đã về đến Việt Nam). Do đó, vấn đề đặt ra là can thiệp, điều phối đúng lúc/ đúng thời điểm của cơ quan quản lý, nhà sản xuất để làm sao hài hòa số lượng vaccine dịch vụ giữa hai miền Nam/ Bắc nhằm tránh gây xáo động trên thị trường và hiểu nhầm đáng tiếc về việc “găm hàng làm giá”.
Tiêm chủng góp phần giúp hàng triệu trẻ em được bảo vệ sức khỏe
Tiếp đến là vấn đề chất lượng: Theo quy định của Bộ Y tế, tất cả 100% lô hàng vaccine nhập khẩu dù là vaccine dịch vụ hay vaccine trong tiêm chủng mở rộng khi nhập về Việt Nam đều phải kiểm định chất lượng, ngoài ra còn phải có kiểm định chất lượng của quốc gia sản xuất vaccine đó. Và sau khi có phiếu kiểm định đạt chất lượng mới được phép lưu hành. Như vậy chắc chắn chất lượng vaccine Quinvaxem hay vaccine Pentaxim đảm bảo an toàn thì mới được đưa ra sử dụng. Do đó, chất lượng của vaccine dịch vụ và vaccine Quinvaxem là như nhau. Hay nói cách khác là không có chuyện chất lượng vaccine dịch vụ tốt hơn vaccine Quinvaxem. Còn về thành phần, vaccine dịch vụ và Quinvaxem là gần như giống nhau chỉ khác là vaccine dịch vụ là vô bào và Quinvaxem là toàn tế bào. Trong khi đó về hiệu quả điều trị và khả năng miễn dịch thì theo nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định khả năng đáp ứng miễn dịch của vaccine Quinvaxem ở Việt Nam tốt hơn so với Pentaxim, cùng với đó độ an toàn của hai loại vaccine này là tương đương nhau.
Do vậy giải pháp thứ ba là để người dân tin dùng vacccine Quinvaxem, theo tôi vấn đề quan trọng ở đây là cơ quan quản lý phải công khai minh bạch rõ ràng các trường hợp sự cố sau tiêm vaccine Quinvaxem, cái nào lỗi về mình thì phải thẳng thắn thừa nhận, cái nào rõ ràng do vắc xin… để tránh cho người dân nghĩ chúng ta không minh bạch về thông tin. Bên cạnh đó, cũng phải đẩy mạnh truyền thông về chất lượng và hiệu quả thực chất của Quinvaxem, thậm chí nên làm những bảng so sánh về chất lượng, hiệu quả giữa vaccine dịch vụ và vaccine Quinvaxem ngay tại các điểm tiêm chủng để khi người dân đưa trẻ đi tiêm vaccine được biết rõ.
PV: Là nhà phân phối độc quyền về vaccine dịch vụ của khu vực miền Bắc, tuy nhiên trong câu chuyện về vaccine bà vẫn “nói tốt” cho vaccine tiêm chủng mở rộng. Vậy bà không sợ ảnh hưởng đến kinh doanh sao, thưa bà?
Bà Đặng Hồng Thúy: Tôi là nhà kinh doanh nhưng cũng là người dân bình thường nên tôi nghì mình nói đúng về bản chất của vaccine Quinvaxem là hoàn toàn công bằng cho dù có thể ảnh hưởng tới việc kinh doanh nhưng đây là đạo đức nghề nghiệp và cạnh tranh lành mạnh nên tôi rất khách quan, minh bạch, có sao thì tôi nói thế.
PV: Xin cảm ơn bà!
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện