Người bệnh không ai giống ai
Đánh giá thế nào là “tiến bộ” có khi tùy thuộc vào quan điểm và tầm nhìn của một cá nhân, hay định hướng chiến lược của một quốc gia. Bài viết này được thực hiện dưới cách nhìn của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Viện Nghiên cứu y khoa Garvan (Úc).
Xu hướng y khoa cá nhân hóa
Một trong những “huyền bí” của y khoa là sự khác biệt về hiệu quả của thuốc giữa các cá nhân. Hai bệnh nhân có thể cùng tuổi, cùng giới tính, có cùng các yếu tố lâm sàng, nhưng một bệnh nhân đáp ứng thuốc rất tốt, bệnh nhân kia thì không đáp ứng thuốc, thậm chí bị biến chứng.
Thực tế cho thấy đối với các bệnh không lây nhiễm, phần lớn thuốc điều trị chỉ hiệu quả cho 50-60% bệnh nhân; phần còn lại không hưởng được lợi ích gì từ thuốc (thậm chí là không cần dùng thuốc). Một số khác bị những biến chứng, có thể không quan trọng, nhưng cũng có khi đe dọa đến sự sống. Vấn đề đặt ra là tại sao có sự khác biệt như thế, làm thế nào bác sĩ có thể nhận ra những bệnh nhân có khả năng hưởng lợi từ thuốc và tránh biến chứng?
Nói cách khác, sự huyền bí của y khoa là đề tài của rất nhiều nghiên cứu y học trong vòng 10 năm qua và mục tiêu tối hậu là cá nhân hóa điều trị. Không chỉ cá nhân hóa điều trị, y học cá nhân hóa (personalized medicine) còn hướng đến việc cá nhân hóa tiên lượng và quản lý bệnh.
Định hướng y học cá nhân hóa xuất phát từ một nghịch lý. Đáng lý ra y học quan tâm đến cá nhân, nhưng nghiên cứu y học thì lại dựa trên một quần thể.
Thật vậy, để biết thuốc có hiệu quả hay không, các nhà nghiên cứu phải thử nghiệm thuốc trên một nhóm bệnh nhân (hay đối tượng bình thường), nhưng khi điều trị thì bác sĩ chỉ quan tâm đến một cá nhân cụ thể.
Điều này dẫn đến một hệ quả có thể đoán được là một thuốc có thể hiệu quả trong một nhóm bệnh nhân, nhưng có thể không đem lại lợi ích cho một cá nhân! Y học cá nhân hóa có mục tiêu đi tìm bệnh nhân nào hay cá nhân nào có thể hưởng lợi từ điều trị.
Để đạt được mục tiêu cá nhân hóa, chúng ta cần phải biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt về hiệu quả giữa cá nhân. Sự khác biệt này thể hiện qua sự chuyển hóa của thuốc.
Sự chuyển hóa của thuốc lại phụ thuộc vào một số gen liên quan đến enzymes trong “gia đình” P450 (tức CYP450). Enzyme có thể hiểu như là con dao sinh học. Những enzyme này có thể làm cho thuốc chuyển hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào biến thể của gen. Do đó, một số cá nhân có thể không đáp ứng thuốc vì có biến thể gen bất lợi cho sự chuyển hóa của thuốc.
Vai trò của gen
Dấu hiệu về ảnh hưởng của gen có thể thấy qua sự khác biệt về hiệu quả của thuốc giữa các sắc dân. Chẳng hạn như các thuốc trong nhóm beta-blockers (dùng để điều trị cao huyết áp) có hiệu quả rất thấp ở bệnh nhân gốc châu Phi, nhưng lại có hiệu quả cao ở người da trắng hay người gốc châu Âu.
Đối với việc điều trị bệnh hen, người da đen cần một liều lượng thuốc cao hơn người da trắng để đạt đến một hiệu quả lâm sàng tương đương. Trong một bài điểm báo gần đây trên tập san danh tiếng Nature Genetics, hai tác giả Tate và Goldstein điểm qua 29 loại thuốc, trong đó bốn loại thuốc có hiệu quả khác biệt rõ ràng giữa các nhóm người dựa theo biến thể của gen, chín loại thuốc có bằng chứng khác biệt về hiệu ứng nhưng chưa rõ ràng, 16 loại thuốc còn lại không có khác biệt nào giữa các sắc dân.
Liên quan đến điều trị bệnh suy tim, một số nghiên cứu mới đây cho thấy thuốc BiDiL (hóa hợp hai loại thuốc isosorbide và dinitrate) khi dùng trong một quần thể chung không có hiệu quả gì đáng kể, nhưng khi dùng ở người da đen hiệu quả rất cao.
Trong một nghiên cứu ở người da đen (vừa công bố trên tập san y học danh tiếng New England Journal of Medicine), các nhà nghiên cứu ghi nhận sau 18 tháng tỉ lệ tử vong vì chứng suy tim sung huyết trong nhóm điều trị bằng BiDiL giảm đến 43% so với nhóm giả dược.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đó, thuốc BiDiL được Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn để điều trị chứng suy tim ở người da đen. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử y học hiện đại, một loại thuốc được sử dụng dựa vào màu da hay chủng tộc của bệnh nhân.
Những tiến bộ đáng kể
Trong vài năm gần đây, đặc biệt là năm 2012 vừa qua, y học cá nhân hóa đã đạt được một số tiến bộ rất đáng khích lệ. Một trong những ứng dụng của y học cá nhân hóa là trong lĩnh vực ung thư.
Khoảng 30% bệnh nhân ung thư vú có đặc điểm là protein HER2 hoạt động quá “tích cực”, đối với những bệnh nhân này các phương pháp điều trị phổ quát không hiệu quả, nhưng với kháng nguyên Herceptin lại rất có hiệu quả. Từ đó, các nhà khoa học có thể phân tích protein HER2 để nhận ra bệnh nhân và thuốc điều trị thích hợp hơn.
Cá nhân hóa điều trị cũng được ứng dụng cho ung thư ruột già. Khoảng 40% bệnh nhân ung thư ruột già di căn không đáp ứng những thuốc như Erbitux và Vectibix, vì các bướu bị đột biến từ gen có tên là KRAS. Một số phác đồ điều trị đề nghị chỉ điều trị những bệnh nhân với biến thể bình thường của gen KRAS mới dùng những thuốc trên. Do vậy, xét nghiệm gen KRAS có thể sẽ trở thành một cách lựa chọn bệnh nhân thích hợp cho một số thuốc.
Danh sách những tiến bộ trong y học cá nhân hóa còn dài, sẽ nhiều hơn trong tương lai. Y học cá nhân hóa tiến bộ nhờ vào những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, khoa học thống kê và khoa học máy tính. Những tiến bộ trong y học cá nhân hóa sẽ giúp giảm ngân sách y tế, bởi số bệnh nhân cần thiết và thích hợp cho điều trị sẽ ít hơn là điều trị đại trà.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết