Mức nguy hiểm của biến thể Delta so với chủng virus nCoV gốc
Cuối năm 2020, một biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Ấn Độ và bắt đầu nhanh chóng lan rộng.
Biến thể trên được đặt tên là Delta, trở thành dòng virus SARS-CoV-2 chiếm ưu thế ở nhiều quốc gia trên thế giới. Delta lây lan nhanh hơn cả chủng gốc và các biến thể khác, bao gồm cả biến thể Alpha.
Ảnh minh họa: Peoplemanagement
Thoạt nhìn, những trường hợp nhiễm biến thể Delta tương tự như chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Các triệu chứng được ghi nhận bao gồm ho, sốt, nhức đầu và mất khứu giác.
Nhưng các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt của Delta ở mức độ lây lan nhanh chóng và nghiêm trọng của bệnh nhân:
- Tốc độ lây lan: Biến thể Delta lan truyền nhanh hơn 125% so với chủng ban đầu, có khả năng lây nhiễm tương tự như bệnh thủy đậu.
- Tải lượng virus: Lượng virus trong máu của người bệnh cao hơn tương ứng với nhiễm trùng nặng hơn. Người nhiễm biến Delta có tải lượng virus cao hơn 1.000 lần so với người nhiễm biến chủng gốc.
- Thời gian phát hiện: Các ca nhiễm biến thể Delta có thể được phát hiện 4 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh, nhanh hơn so với chủng ban đầu (6 ngày).
- Thời gian lây nhiễm: Người nhiễm biến thể Delta có thể lây bệnh trong vòng 18 ngày, lâu hơn so với chủng gốc (13 ngày).
- Nguy cơ nhập viện: Người nhiễm biến thể Delta có khả năng cao gấp đôi phải nhập viện so với chủng gốc.
Một phát hiện quan trọng khác từ các thống kê là vắc xin Covid-19 hiện nay vẫn giúp chống lại các ca mắc Delta.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ghi nhận, các loại vắc xin đã được phê duyệt làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh xuống 5 lần và tỷ lệ nhập viện xuống 29 lần.
Về các biến thể khác
Delta chỉ là một trong nhiều biến thể SARS-CoV-2 được các quan chức y tế theo dõi, nhưng đó là biến thể được biết tới nhiều nhất.
Đến tháng 9/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã theo dõi 20 biến thể trên khắp thế giới và phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn:
- 14 biến thể đang được theo dõi: Các biến thể không gây ra mối nguy toàn cầu lớn.
- 2 biến thể cần quan tâm: Các biến thể ảnh hưởng đến khả năng lây truyền, độc lực, đột biến và đang lây lan theo cụm.
- 4 biến thể gây lo ngại: Có các đặc điểm tương tự như biến thể cần quan tâm nhưng có thể gây tác động toàn cầu.
Hầu hết các biến thể hiện cần quan tâm hoặc gây lo ngại lần đầu tiên được xác định vào năm 2020.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Cảnh báo gia tăng ca mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Số ca mắc tăng mạnh từ tháng 3, riêng tháng 4 bằng tổng hai tháng trước cộng lại. Đáng chú ý trong số đó có đến 98,6% là trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt nhóm trẻ từ 1-5 tuổi (đi nhà trẻ, mẫu giáo) chiếm tới 93,4%.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết