Mùa hè, cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản
Trẻ điều trị viêm não tại Khoa Truyền nhiễm (BV Nhi T.Ư). Ảnh: Th.Hà. |
Những ngày nắng nóng vừa qua, Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc viêm não, trong đó có những bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản (VNNB), là bệnh để lại những di chứng nặng nề lâu dài cho trẻ, gia đình và xã hội.
Nhiều bệnh nhân khi nhập viện đều trong tình trạng nguy kịch, việc chữa trị rất khó khăn, đồng thời cũng để lại di chứng nặng nề. Một phần nguyên nhân là do nhiều bà mẹ nhầm lẫn bệnh VNNB với bệnh cảm sốt thông thường nên chủ quan, không đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
VNNB là bệnh viêm não - màng não cấp tính. Phần lớn bệnh nhân mắc VNNB là trẻ em trong độ tuổi từ 1-15. Đây là căn bệnh nhiễm trùng thần kinh, lan truyền từ súc vật như lợn, chim mang virus lây sang người thông qua các loại côn trùng tiếp xúc với trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Việt Nam có 2 nhóm chim có khả năng truyền bệnh là nhóm chim bông lau, chim sẻ nhà, chích choè và nhóm cò, sáo.
Bác sĩ Hải cho biết, thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày. Khoảng thời gian từ 1 đến 6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan (không liên quan bữa ăn của trẻ).
Tiếp đó trẻ bước vào giai đoạn viêm não cấp tính với biểu hiện sốt cao liên tục 38-40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên. Run giật là dấu hiệu thường thấy ở ngón tay, mi mắt.
Bệnh nhi có thể xuất hiện những cơn co giật toàn thân, hoặc từng phần cơ thể. Thậm chí trẻ có những rối loạn ý thức, hôn mê, tiết nhiều đờm dãi, giọng nói khàn, lè nhè, khó nói… Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục nhưng tỷ lệ có di chứng rất cao.
Bệnh VNNB không có thuốc chữa đặc hiệu. Điều trị chỉ giúp làm bớt đi phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do tổ chức não bị viêm gây nên như suy hô hấp, trụy tim mạch, nhiễm trùng. Sau đó thì điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.
Biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh là tiêm vaccine VNNB đúng và đầy đủ, mắc màn khi nằm ngủ. Vaccine VNNB được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, nhắc lại mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất một tuần, tiêm mũi thứ 3 sau một năm và có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi. Trẻ vẫn có thể nhiễm bệnh nếu tiêm phòng không đúng số lượng và thời gian giữa các mũi tiêm.
Hiện nay, hầu hết bệnh nhân bị VNNB đều bị di chứng nặng nề. Có đến 70-80% trẻ mang những di chứng thần kinh - tâm thần. Dù được cứu chữa kịp thời và tích cực, những di chứng cho trẻ rất nghiệt ngã với nhiều mức độ như bại liệt, cấm khẩu, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn, run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tử vong do mắc VNNB lên tới 20-30% số người nhiễm bệnh.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết