Lo ngại và kỳ vọng từ vaccine Covid-19 Trung Quốc
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, Trung Quốc nổi lên như một trong những nước dẫn đầu cuộc đua phát triển vaccine. 9 "ứng viên" được chấp thuận thử nghiệm lâm sàng, trong đó 5 loại bước vào giai đoạn ba. Trung Quốc sở hữu nhiều vaccine hơn bất cứ quốc gia nào khác. Thành tựu này là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của một đất nước vốn có bề dày kinh nghiệm xử lý mầm bệnh truyền nhiễm.
Sự phát triển đó là bước đệm nâng cao vị thế cường quốc công nghệ sinh học của đại lục, nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn cũng như nguy cơ Bắc Kinh sử dụng tầm ảnh hưởng của mình trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Tuần trước, hãng dược CanSino Biologics thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba tại Arab Saudi với 5.000 tình nguyện viên. Các loại vaccine dự kiến đưa vào sử dụng trong vài tháng tới.
Tiến trình "vũ bão" của Trung Quốc có được do mối quan hệ sâu sắc giữa các công ty dược phẩm và viện nghiên cứu nhà nước tài trợ. Thực tế, CanSino vốn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng được các nhà khoa học trực thuộc quân đội hỗ trợ chặt chẽ.
Y tá trong chương trình thử nghiệm vaccine của hãng dược Sinovac đang tiêm thử sản phẩm cho tình nguyện viên tại Brazil. Ảnh: Reuters
Hãng dược khác, Sinopharm, đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, là một công ty nhà nước. Trong khi đó, Sinovac Biotech là doanh nghiệp hợp tác giữa Đại học Bắc Kinh và các công ty Hong Kong. Tất cả đều có sự hậu thuẫn lớn của của chính quyền trung ương và Bộ Khoa học & Công nghệ - đầu tàu trong chiến dịch vaccine.
Trong sách trắng về kế hoạch đối phó Covid-19 ban hành hồi tháng 6, Bộ đã nhấn mạnh các bước phát triển vaccine sẽ được tiến hành đồng thời, sử dụng 5 công nghệ khác nhau. Khi chưa biết "ứng viên" nào đủ hiệu quả, Trung Quốc chọn cách thử nghiệm toàn bộ để chuẩn bị nguồn dự trữ quốc gia.
Với sự hỗ trợ của chính phủ, CanSino và Sinovac dự kiến sản xuất từ 100 đến 200 triệu liều tiêm hàng năm.
Thế mạnh của Trung Quốc vẫn luôn là vaccine bất hoạt, dùng virus đã bị vô hiệu hoá, giảm độc lực hoặc vi khuẩn nuôi cấy mất khả năng sinh bệnh, giúp kích hoạt hệ miễn dịch. Trong số 4 hãng dược trên thế giới sử dụng công nghệ này, ba đơn vị đến từ đại lục.
Đây là cách làm truyền thống, tồn tại từ lâu. Hiệu quả và độ an toàn đã được chứng minh trong tài liệu y khoa. Tuy nhiên, virus nuôi cấy trong trứng gà và tế bào động vật nên việc sản xuất tốn nhiều công sức và thời gian. Các công ty châu Âu và Mỹ đã tránh sử dụng phương pháp này, thay vào đó họ lựa chọn công nghệ di truyền. Song Trung Quốc bày tỏ sự nghi ngờ ngược lại với hình thức điều chế mới.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của nước này một phần do kinh nghiệm đối phó với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như SARS hay cúm gia cầm trong quá khứ. Công ty nghiên cứu Astamuse, trụ sở Tokyo, Nhật Bản, thậm chí đã tìm thấy tới 106 đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc vào năm ngoái, liên quan đến phương pháp ngăn ngừa nhiễm nCoV. Con số cao gần gấp đôi so với Mỹ.
Nước này liên tục dẫn đầu kể từ năm 2008, trong đó cốt lõi của việc phòng dịch là công nghệ virus bất hoạt.
Các liều tiêm phòng Covid-19 của công ty Sinovac, tháng 3/2020. Ảnh: Xinhua
Dù vậy, vaccine Trung Quốc hiếm khi được phân phối ra nước ngoài. Hiệu quả thực sự của chúng cũng chưa được chứng minh. Các thử nghiệm lâm sàng phần lớn tập trung vào tốc độ. Các nhà khoa học rất hiếm khi tiết lộ thông tin về tác dụng cũng như phản ứng phụ của sản phẩm. Một chuyên gia Nhật Bản nhận định, ngay cả khi hoàn tất nghiên cứu, "nỗi lo về vấn đề an toàn vẫn còn đó".
"Ngoại giao vaccine", khi Trung Quốc sử dụng vaccine để bành trướng quyền lực, cũng là mối quan tâm.
"Quá trình nghiên cứu sẽ được công khai toàn cầu sau khi phê duyệt vaccine. Trung Quốc cam kết đảm bảo khả năng tiếp cận và chi trả đối với cả các nước đang phát triển", Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới hồi tháng 5. Ông ngỏ ý muốn chia sẻ sản phẩm đối với thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã kêu gọi nước này ưu tiên người dân của mình, bất chấp các tranh chấp về vấn đề Biển Đông.
Bên cạnh Trung Quốc, Nga là một trong những nước dẫn đầu cuộc đua. Hôm 11/8, Tổng thống Vladimir Putin thông báo phê duyệt loại vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa Covid-19. Mỹ cũng cam kết đầu tư hơn 10 tỷ USD, đảm bảo cung ứng hàng trăm triệu liều tiêm. Giai đoạn đưa vaccine vào sử dụng đại trà đang diễn ra cấp tốc, công cuộc mua bán nhanh chóng trở thành vấn đề toàn cầu.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025