Liên tiếp các trường hợp tử vong do chó dại cắn - khuyến cáo của Bộ Y tế
Nhiều trường hợp tử vong do chó dại cắn từ đầu năm
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Kon Tum từ ngày 01/01/2018 đến ngày 24/3/2018 thì trên địa bàn tỉnh có 4 trường hợp do bệnh dại, trong đó có 3 trường hợp ở thành phố Kon Tum và 1 trường hợp ở huyện Đăk Glei. Trên toàn tỉnh có 4 ổ dịch bệnh dại (3 ổ ở thành phố Kon Tum và 1 ổ ở huyện Đăk Glei. Có 02/10 huyện/thành phố với 04/102 xã/phường/thị trấn có ca bệnh.
Cả 4 trường hợp tử vong do bệnh dại trong 3 tháng đầu năm 2018, tất cả các trường hợp sau khi bị chó cắn đều không đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại. Thậm chí, còn giết thịt chó để ăn sau khi bị cắn.

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Kon Tum từ ngày 01/01/2018 đến ngày 24/3/2018 thì trên địa bàn tỉnh có 4 trường hợp do bệnh dại.
Theo ông Đào Duy Khánh, GĐ Sở Y tế tỉnh Kon Tum, các trường hợp bị chó dại cắn đều là đồng bào dân tộc, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện để đi tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại sau khi bị chó, mèo cắn. Chính vì thế, 100% số trường hợp mắc bệnh dại đều tử vong.
Không chỉ ở tỉnh Kon Tum, đầu năm 2018, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân nhập viện do chó dại cắn và hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều không tiêm phòng.
Tháng 1/2018, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương này cũng tiếp nhận hai bệnh nhân mắc dại. Trong đó có 1 người 60 tuổi, ở Nghệ An sau 5 ngày điều trị cũng xin về. Bệnh nhân bị chó cắn vào tay, vài ngày sau con chó chết nhưng cũng không đi tiêm. Một trường hợp khác 44 tuổi, ở Tuyên Quang, bị chó cắn vào bàn tay phải, nhưng không biết con chó vào cắn, không tiêm phòng.
Ngày 4/3, bệnh viện tiếp nhận nữ bệnh nhân 32 tuổi ở Bắc Giang. Theo gia đình người nhà, bệnh nhân làm nghề thịt chó. Hơn một tháng trước, cô gái vào chuồng bắt chó đã bị một con chó khác cắn vào chân. Gia đình bắt đúng con chó này mang đi giết, thay vì để lại theo dõi, thì người bị cắn cũng không đi tiêm phòng bệnh dại.
Sau 40 ngày thì bệnh nhân bắt đầu lên cơn dại, lúc đầu sợ nước, sợ gió, dễ bị kích thích, tăng tiết nước bọt… Lúc này mới hoảng hốt đưa cô gái vào bệnh viện tuyến dưới, sau đó chuyển lên Hà Nội vào ngày 4/3. Bác sĩ chỉ có giúp bệnh nhân bớt đau đớn, lo lắng, bồn chồn; bố trí nằm phòng ít ánh sáng, âm thanh nhất, để bệnh nhân thoải mái. Tối 5/3, gia đình bệnh nhân đã xin ra viện.

Hầu hết bệnh nhân tử vong do chó dại cắn đều không tiêm phòng.
Không điều trị bệnh dại bằng các loại thuốc lá nam
Dại là bệnh lây từ động vật sang người, có thể phòng tránh được và kể cả sau khi bị chó dại cắn nếu tiêm phòng đúng phác đồ thì vẫn tránh được tử vong. Khi bệnh dại khởi phát, có nghĩa là cơ hội sống khép lại vì bệnh này không có thuốc chữa và tử vong rất nhanh.
Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất cũng phải nửa tháng, đa số vài ba tháng, có người kéo dài đến vài năm. Nó phụ thuộc vào vị trí cắn, càng gần thần kinh trung ương càng phát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị cắn ở vùng đầu mặt cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12h sau khi bị cắn.
Ngoài ra trong trường hợp biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc chó cắn xong một ngày thì chết cũng thuộc nhóm nguy cơ cao cần tiêm huyết thanh trước, sau đó tiêm vaccine. Huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào để trung hòa virus dại, còn vaccine là để củng cố miễn dịch lâu dài về sau.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ: "Điều đáng tiếc là những trường hợp tử vong do chó dại cắn đều có thể tránh được bằng cách tiêm vaccine khi bị chó cắn. Tuy nhiên, nhiều người đã không làm".
Đặc biệt, người bị chó cắn tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Trong thời gian tiêm phòng vẫn cần tiếp tục theo dõi con chó đã cắn mình. Nếu sau 10 ngày thấy con chó bình thường, không phải chó dại thì có thể dừng tiêm.
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo thêm: Khi người bệnh bị cho cắn phải đi tiêm phòng ngay, vì vaccine phòng dại thế hệ mới gần như không có tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm não…

Người bị chó cắn tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Khuyến cáo phòng chống bệnh dại cảu Cục Y tế dự phòng
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại đang tăng cao trở lại, với số ca tử vong năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2016 cả nước có 91 ca tử vong do bệnh dại (tăng 17% so với 2015 và tăng 38% so với 2014) thì riêng 9 tháng năm 2017 đã có 57 ca tử vong do bệnh dại.
Để phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp:
- Các gia đình cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
- Nếu không may bị chó cắn, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
- Sau đó cần rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn iốt hoặc povidone-iodine (nếu có); Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
- Người bị chó cắn tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa và cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025