Không chủ quan với bệnh cúm A(H7N9)
![]() |
Thường xuyên khử khuẩn khu vực chăn thả gia cầm là một trong những biện pháp để phòng chống bệnh cúm A(H7N9). Trong ảnh: Một hộ chăn nuôi gia cầm ở xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ vệ sinh khử khuẩn môi trường quanh nhà. |
- Được biết từ đầu năm 2015 đến nay, ở Trung Quốc đã xuất hiện một số trường hợp nhiễm cúm A(H7N9). Vậy loại cúm này có nguy hiểm không và có gì khác biệt với các loại cúm A khác, thưa bác sĩ?
+ Cúm A(H7N9) là một loại virus mới thâm nhập vào loài người, bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao từ 50-100%. Biểu hiện lâm sàng giống với cúm A(H5N1). Bên cạnh đó có một số cảnh bệnh đặc biệt hơn: Gây tổn thương cơ, tiêu cơ nặng nề, viêm thận, suy tạng nặng nề hơn...
Những năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến cúm A(H1N1), cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9). Cả ba loại virus này đều thuộc dòng họ cúm A nhưng cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1) là virus cúm gây bệnh ở gia súc, gia cầm và rất hiếm khi lây sang người. Còn cúm A(H1N1) là virus cúm gây bệnh cho người và động vật (lợn). Với virus cúm A(H7N9) đã lây từ gia cầm sang người là có thể gây ra đại dịch nếu nó phát triển được khả năng lây trực tiếp từ người sang người.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nguồn nhiễm bệnh cúm A(H7N9) được ghi nhận là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thịt gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc từ môi trường nhiễm bệnh. Các chuyên gia đã tìm thấy virus này trên vịt, gà, chim bồ câu và trong môi trường xung quanh tại các chợ gia cầm ở gần nơi những ca bị bệnh được báo cáo.
Mặc dù có một số trường hợp sống gần gũi với người bị bệnh cũng có triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Tổ chức Y tế thế giới cho biết là virus chưa lây trực tiếp từ người sang người.
- Vậy bệnh này thường xuất hiện vào thời gian nào, triệu chứng bệnh ra sao, thưa bác sĩ?
+ Thời tiết ấm, ẩm trong mùa xuân, xuân hè thường là điều kiện tốt để các loại virus bùng phát, trong đó có cúm A (H7N9). Tại Trung Quốc, từ đầu năm 2015 đến hết ngày 10-3-2015 đã có 59 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), trong đó, 49 trường hợp sống gần khu vực chợ gia cầm và có tiếp xúc với gia cầm sống.
Tại Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A(H7N9). Trong những năm qua, Quảng Ninh cũng chưa có đàn gia cầm nhiễm cúm A(H7N9) mà mới có các ổ dịch cúm A(H5N1). Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã có trường hợp tử vong vì cúm A(H5N1); thêm vào đó, Quảng Ninh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc nên việc phòng chống cúm A(H7N9) cần hết sức quan tâm. Người dân không được chủ quan với loại virus này.
Khi nhiễm cúm A(H7N9), bệnh nhân thường bị viêm phổi nặng. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Chỉ có một số rất ít trường hợp biểu hiện nhẹ nhàng như cảm cúm thông thường và tự khỏi.
- Bác sĩ có thể cho biết để phòng loại bệnh này cần phải làm những gì?
+ Hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã làm được xét nghiệm sinh học phân tử (RT-PCR) phát hiện các loại cúm, trong đó có cúm A(H7N9). Bệnh nhân nhiễm cúm A(H7N9) nếu được điều trị sớm thì mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ nhẹ hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người dân cần chú trọng đến công tác phòng bệnh.
Hiện tại chưa có vắc-xin để phòng ngừa cúm A(H7N9) trên người. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là phải chú ý các biện pháp vệ sinh căn bản: Rửa tay bằng xà phòng và rửa tay dưới vòi nước chảy trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn; trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Rửa tay sau khi tiếp xúc hay làm thịt gia súc, gia cầm, sau khi dọn dẹp chất thải gia súc, gia cầm. Rửa tay khi chăm sóc người bị ốm hoặc khi có người trong nhà bị ốm… Khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế...
Virus cúm A(H7N9) sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, cần phải nấu chín thịt gia cầm, trứng gia cầm, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn trước khi ăn. Không nên ăn thịt gia súc, gia cầm chết do bệnh hay chết không rõ nguyên nhân. Thịt và trứng chưa được nấu phải để nơi riêng và cách xa với thức ăn đã nấu chín để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Dao và thớt, bát, đĩa… sau khi dùng để cắt, đựng thịt sống, phải rửa sạch bằng xà phòng.
Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với gia súc, gia cầm, vật dụng chứa đựng gia súc, gia cầm. Gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc chết phải được tiêu huỷ và báo cáo với cơ quan thú y tại chỗ. Tuyệt đối không chế biến rồi ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh hay đã chết. Tuyệt đối không để trẻ em tiếp xúc với gia súc, gia cầm bệnh hay gia súc, gia cầm bị chết.
Khách du lịch tới quốc gia có dịch cúm gia cầm cần tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ gia cầm; không nên tới khu vực giết mổ gia cầm; không nên tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm bởi phân gia cầm hoặc vật nuôi. Sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm gia cầm, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng cần xem xét nghĩ tới nhiễm cúm A(H7N9) và đến các cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi, điều trị kịp thời.
- Xin cảm ơn bác sĩ!
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức trao quà tri ân nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thương binh - Liệt sĩ
- CDC Quảng Ninh – điểm đến thực tập mới cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa