Hà Nội bùng phát dịch sởi sau 3 năm vắng bóng
Cuối tháng 12/2013 cũng có 10 trường hợp dương tính với sởi được xác định. Như vậy đã có khoảng 40 ca bệnh sởi được xác định chắc chắn. Bệnh sởi đang quay lại Hà Nội sau 3 năm vắng bóng.
Phòng và điều trị bệnh sởi, cách nào?
Bỏ tiêm vaccine, nhiều trẻ "dính" sởi
Trong tổng số 40 ca sởi đã được xét nghiệm khẳng định dương tính tại Hà Nội có tới 40% các trường hợp mắc bệnh trước đó chưa được tiêm vaccine sởi; 12,5% trường hợp mắc bệnh trước đó đã được tiêm 1 mũi vaccine sởi trước 1 tuổi; các trường hợp còn lại chủ yếu là người lớn không rõ tiền sử tiêm chủng.
Bệnh nhi mắc sởi điều trị tại khoa Nhi, BV Bạch Mai. Ảnh: H.Hải.
Bệnh nhân mắc sởi chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (78%), trong đó trẻ em dưới 1 tuổi chiếm 57,5%; trường hợp nhỏ nhất là trẻ mới được 6 tháng tuổi, lớn nhất là 31 tuổi. Số bệnh nhân tập trung đông nhất là tại tại BVĐK Xanh Bôn với 55 trường hợp, BV Nhi T.Ư 20 trường hợp, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư 7 trường hợp, BV Bạch Mai có 2 trường hợp...
Tại BV Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, khoảng 1 tháng trở lại đây, cao điểm có ngày khoa Nhi tiếp nhận 15-20 trẻ bị sởi, phát ban dạng sởi đến khám, phần lớn là bệnh nhi tại Hà Nội. Trong số đó có nhiều trẻ mắc bệnh do không được tiêm phòng sởi. Phụ huynh giải thích là do lo ngại các tai biến sau tiêm vaccine không may xảy ra với con em mình.
Ở Việt Nam, tính đến năm 2012, đã có 96% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng vaccine phòng sởi, chúng ta đang tiến tới loại trừ bệnh sởi. Năm 1984, cả nước 87.796 ca mắc đến năm 2012 chỉ còn 578 ca sởi lâm sàng.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại hai địa phương là Hà Nội và Sơn La đã có 2 ca tử vong do sởi. Ngoài ra, nhiều ổ dịch sởi đã xuất hiện tại các địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Người mắc chủ yếu là trẻ dưới 15 tuổi.
Cảnh báo nguy cơ dịch lan rộng
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39-40 độ C, ho, mệt mỏi kèm viêm kết mạc, chảy nước mũi. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Các chuyên gia nhận định, bệnh sởi nguy hiểm do virus gây bệnh làm suy giảm miễn dịch của bệnh nhân, khiến có nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng như: viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy. Vì thế, khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), ho, hắt hơi, chảy mũi, mắt kèm nhèm hoặc mắt đỏ… thì cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị. Với trường hợp bệnh nhẹ có thể được bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà, người bệnh vẫn cần tránh gió lạnh, nghỉ làm việc, ăn thức ăn mềm, cần hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang.
Theo TS. Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm YTDP Hà Nội, thời gian gần đây vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Thêm nữa, với tính chất bệnh lây lan qua đường hô hấp nên có nguy cơ dịch vẫn tiếp tục lan rộng. Vì vậy, cẩn tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, điều tra lấy mẫu triệt để phát hiện sớm ca bệnh để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống. Hơn nữa, với 40% ca mắc phổi do chưa tiêm phòng, việc tuyên truyền, vận động người dân chủ động cho con đi tiêm chủngphòng bệnh đầy đủ, đúng lịch là rất quan trọng.
Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh, vì thế, cách tốt nhất phòng bệnh là cần được tiêm vaccine phòng sởi.
Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ tiêm một mũi vaccine sởi vào lúc trẻ 9 tháng tuổi thì chỉ có tối đa 85% số trẻ được bảo vệ. Như vậy còn khoảng 15% số trẻ hằng năm được tiêm một mũi hoặc chưa được tiêm vaccine sởi sẽ có nguy cơ mắc sởi. Sự tích lũy của nhóm đối tượng này sau nhiều năm sẽ tạo điều kiện cho dịch sởi bùng phát.
Trước đây, tiêm vaccine sởi chỉ một mũi duy nhất từ lúc trẻ 9 tháng tuổi, cho nên những người đã tiêm cách đây 15 năm, 20 năm thì đã bị suy giảm đáng kể độ miễn dịch, góp phần đáng kể vào lỗ hổng miễn dịch với sởi trong cộng đồng. Vì thế khi mà số người thuộc lỗ hổng miễn dịch sởi tích lũy qua thời gian 4-5 năm sẽ dẫn đến xuất hiện dịch. Điều đó giải thích vì sao trong vụ dịch năm 2009 có nhiều người mắc ở lứa tuổi từ 18-26.
Phản ứng phụ sau tiêm vaccine sởi thường nhẹ. Chúng thường xảy ra từ 5-12 ngày sau khi tiêm vaccine và xảy ra ở những người nhạy cảm với nhiễm trùng. Khoảng 5%-15% số trẻ nhạy cảm đó bị mệt mỏi, sốt tới 39,5 độ C sau khi tiêm vaccine từ 7-12 ngày và các triệu chứng này kéo dài 1-2 ngày, nhưng không đáng ngại. Đôi khi xuất hiện phát ban, vào khoảng 5% số người được tiêm vaccine phối hợp sởi - quai bị - rubella. Viêm sổ mũi, ho nhẹ có thể gặp.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6