Giải pháp cân bằng tâm lý lúc nghỉ hưu

1. Học tinh thần “con cáo và chùm nho”
Thứ cần thiết cho những người sắp nghỉ hưu có lẽ là tinh thần “chùm nho xanh”, hoặc nói cách khác, là tinh thần AQ. Tự giải thoát cho bản thân, gặp bất cứ chuyện gì cũng nên nhìn một cách khoáng đạt và đừng cố chấp. Sau khi nghỉ hưu, hãy loại bỏ hết những tâm lý bi quan và cảm xúc tiêu cực kiểu như “mình đã hết thời”, hãy củng cố niềm tin vững chắc rằng về hưu là sự khởi đầu của một quãng thời gian tuyệt vời, khi mà mình có thể làm việc cho mình, học tập và sống cho chính bản thân mình.
2. Sử dụng các “bảo bối“ trong giao tế
Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp có thể mở rộng các lĩnh vực trong cuộc sống của những người lớn tuổi, loại bỏ sự cô đơn, tiếp thêm niềm say mê hứng khởi. Trong gia đình, hãy thiết lập mối quan hệ hài hòa với các thành viên khác và tạo ra một bầu không khí gia đình hòa thuận. Đối với bạn bè, quan tâm đến họ nhiều hơn một chút, sử dụng 2 “bảo bối” trong giao tế là “khoan dung và thấu hiểu“.
3. Tập trung cho sức khỏe
Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổi nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Phải thiết lập lại một quy luật sinh hoạt mới, xây dựng cho mình một thời gian biểu khoa học: ngủ sớm dậy sớm, nghỉ ngơi đúng giờ, vận động phù hợp, sao cho thích ứng với nhịp sống mới. Phát huy các thói quen tốt trong ăn uống ngủ nghỉ, loại trừ những thói quen xấu vốn hình thành trong thời gian đi làm. Tập thể dục và vui chơi giải trí, xây dựng lối sống trong đó chú trọng đến sức khỏe là chính. Lưu ý rằng tập thể dục không chỉ để tăng cường thể chất, mà còn khắc phục các tâm lý “màu xám” một cách hiệu quả.
4. Tìm một công việc nhẹ nhàng, thoải mái
Với những người đã nghỉ hưu nhưng sức khỏe còn tốt, tinh lực dồi dào và có trình độ, kỹ năng vẫn có thể chủ động tìm kiếm cơ hội để làm nhiều công việc khác. Một mặt tiếp tục cống hiến cho xã hội, thể hiện giá trị của bản thân, mặt khác để nuôi dưỡng tinh thần, duy trì sức khỏe. Nên chọn công việc bán thời gian, và tất nhiên, đó phải là công việc nằm trong khả năng, không nên miễn cưỡng, ép mình làm quá sức chỉ vì cái tiếng.
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tiếp đoàn công tác Hội Y học Lao động Việt Nam và Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)
- Phòng khám da liễu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Chuyên gia cho làn da của bạn
- Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
- Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
- Phòng khám Sản - Phụ khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Uy tín hàng đầu - Chất lượng vượt trội
- Truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên tại thành phố Uông Bí