Giải mã 'người nhiễm nCoV không triệu chứng, kẻ chết nhanh chóng'
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế giữa tuần qua phát hiện rằng ở một số người bệnh Covid-19 nặng, cơ thể tấn công hệ thống phòng thủ miễn dịch thay vì chống lại nCoV. Điều này thường xảy ra ở nam giới, giúp giải thích tại sao nCoV tấn công nam nhiều hơn nữ.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cho thấy miễn dịch của trẻ em tốt hơn người lớn nhờ các tế bào miễn dịch có đáp ứng đầu tiên mạnh mẽ và yếu dần theo tuổi tác.
Hệ thống miễn dịch bao gồm hệ miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được (còn gọi là miễn dịch tập nhiễm). Miễn dịch bẩm sinh là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể. Ngay khi cơ thể phát hiện ra kẻ xâm nhập, các phân tử tín hiệu được tạo ra, điển hình là protein interferon và cytokine gây viêm, chúng phát động một cuộc tấn công trong cơ thể.
Các tế bào miễn dịch bẩm sinh thích ứng với đáp ứng trong quá trình nhiễm trùng và cải thiện khả năng nhận diện kẻ xâm nhập. Tế bào B bắt đầu tạo ra các kháng thể chống lại virus, các protein này đang được chú ý trong quá trình sáng chế vaccine. Các tế bào T tiêu diệt những tế bào nhiễm nCoV. Cả tế bào T và B đều có khả năng ghi nhớ, hoạt động nhanh hơn những lần xâm nhập sau.
nCoV trên bề mặt tế bào với các gai protein đặc trưng. Ảnh:RML.
Thông thường, khi virus xâm nhập vào tế bào, các protein được gọi là interferon loại I bắt đầu hoạt động, bảo vệ tế bào bằng cách ngăn sự phát triển của virus. Nghiên cứu mới cho thấy những phân tử quan trọng đó không xuất hiện ở người mắc Covid-19 nặng.
Một dự án nghiên cứu quốc tế đã phát hiện hai lý do. Phân tích máu của gần 1.000 bệnh nhân Covid-19 nặng, các nhà nghiên cứu phát hiện 1/10 kháng thể tự động tấn công nhầm đích. Đặc biệt ngạc nhiên là thông thường rối loạn tự miễn dịch phổ biến ở phụ nữ, nhưng 95% bệnh nhân Covid-19 gặp tình trạng này là nam.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu không tìm thấy các phân tử tín hiệu ở những bệnh nhân Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Trong 660 bệnh nhân Covid-19 nặng khác, 3,5% người mang gene đột biến không tạo ra interferon loại I. Tiến sĩ Jean - Laurent Casanova, một nhà di truyền học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Rockefeller ở New York, cho biết mỗi lỗ hổng đủ cộng thêm lợi thế cho virus.
Hiện nay, một số interferon được sử dụng làm thuốc và đang được nghiên cứu như một phương pháp tiềm năng điều trị Covid-19.
Một nghiên cứu khác về miễn dịch trẻ em do Tiến sĩ Betsy Herold từ Đại học Y Albert Einstein, New York cùng cộng sự, thực hiện. Nhóm so sánh miễn dịch giữa 60 người trưởng thành và 65 trẻ em, thanh thiếu niên tại hệ thống Sức khỏe Monterfiore New York.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ tạo ra lượng lớn cytokine, đây là một trong những phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch bẩm sinh. Giai đoạn tiếp theo, cả người lớn và trẻ em đều tạo ra kháng thể nhắm vào nCoV. Khác biệt ở điểm phản ứng miễn dịch thích ứng của người lớn có thể kích hoạt phản ứng viêm quá mức.
Ông Herold cho biết phản ứng miễn dịch mạnh mẽ của trẻ có thể đánh bại virus, đáp ứng quá mức ít xảy ra hơn và giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Chủng nCoV gây ra đại dịch Covid-19. Tuy nhiên nhà nghiên cứu Alessandro Sette đến từ Viện Miễn dịch La Jolla, San Diego, đã nghiên cứu các mẫu máu lưu trữ trong tủ đông trước đại dịch. Ông tìm thấy một số tế bào T ghi nhớ và nhận biết một phần nhỏ nCoV mới trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu ở Đức, Anh và nhiều nước khác cũng phát hiện tương tự.
nCoV có điểm tương đồng với virus cúm mùa thông thường, do đó các nhà nghiên cứu tin rằng các tế bào T đó có thể là tàn dư của các đợt cảm lạnh trong quá khứ. Rory de Vries, nghiên cứu tế bào T tương tự ở Hà Lan, cho biết mình "chưa rõ về sự khác biệt tế bào T ở bệnh nhân Covid-19 nặng".
Nhà miễn dịch học Bali Pulendran của Đại học Stanford cho biết: "Chúng ta cần phải nhìn rộng hơn và không vội kết luận sớm bất kỳ khía cạnh nào của hệ thống miễn dịch". Ông cũng đã tìm thấy một số tế bào miễn dịch bẩm sinh "ở trạng thái ngủ đông" ở người trưởng thành mắc Covid-19 nặng, đang tìm kiếm sự khác biệt trước và sau khi con người mắc bệnh.
Tiến sĩ Anita McElroy, chuyên gia về miễn dịch virus tại Đại học Pittsburgh cho rằng không chỉ tìm hiểu về hệ thống miễn dịch, mà còn là cách dự đoán người có nguy cơ cao nhất. Ông nói "Chúng ta còn một chặng đường dài nữa".
Như vậy, trên thực tế đến nay câu hỏi "tại sao có người mắc Covid-19 song không xuất hiện triệu chứng trong khi có người chết rất nhanh", vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và chưa đưa ra kết luận.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025