Giải mã "ẩn số" amip "ăn não người"
Đó là ý kiến của tiến sĩ - bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nguyên là chuyên gia về ký sinh trùng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Bác sĩ Siêu giải thích: Bởi lẽ, amip "ăn não người" không phải mới xuất hiện. Đồng thời, nó tồn tại ở hồ nước thì cũng có thể tồn tại ở nơi khác có môi trường tương tự.
Amip này là một loại ký sinh trùng có thể sống trong tất cả các môi trường nước: ao hồ, đầm lầy, sông suối, vũng nước lớn…, lý tưởng ở nhiệt độ khoảng 35 độ C.
|
Loại ký sinh trùng này sinh sôi nhiều vào mùa hè nắng nóng khi nhiệt độ nước ấm dần lên. Ở Việt Nam, những suối nước nóng được nghĩ rằng tốt cho sức khỏe cũng là môi trường thích hợp cho amip "ăn não người" sinh sống vì ở hạ lưu nước thường ấm.
“Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về amip "ăn não người" ở Việt Nam nên chúng ta không có thông tin về phân bố địa lý sinh sống, cũng như mật độ sinh sống của loại ký sinh trùng này như thế nào”, bác sĩ Siêu nói.
|
Bên cạnh đó, bác sĩ Phan Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM, cũng đưa ra giả thuyết từ nhiều tài liệu y văn thế giới nói đến việc amip "ăn não người" tồn tại cả trong đất và không khí (bụi, máy lạnh...).
Bác sĩ Hiếu nghi vấn rằng ca tử vong thứ hai không tắm hồ, bệnh nhi vẫn nhiễm amip ăn não người, có thể do ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể từ không khí.
Tuy nhiên, các chuyên gia về ký sinh trùng tại TP.HCM lại cho rằng không có amip "ăn não người" sống trong đất và không khí. Đồng thời, nhiều ý kiến đề nghị cần thành lập hội đồng khoa học để tìm hiểu, đánh giá về amip "ăn não người" ở Việt Nam.
"Xui lắm" mới bị amip "ăn não"
“Về bản chất, amip "ăn não người" không phải là một ký sinh trùng gây bệnh cho người. Việc amip này gây bệnh cho người là rất hiếm. Chỉ xui lắm mới bị amip này lạc vào người và sinh sôi và tàn phá não. Bệnh cũng không lây lan và không thành dịch”, bác sĩ Siêu nhấn mạnh.
“Amip "ăn não người" cũng như hàng ngàn loại vi trùng khác vẫn đang tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí) mà con người vẫn tiếp xúc hằng ngày, không phải cứ gặp là gây bệnh”, bác sĩ Hiếu khẳng định.
Bác sĩ Siêu giải thích: Amip "ăn não người" từ môi trường nước xâm nhập vào cơ thể con người qua niêm mạc mũi khi bị sặc hay ngộp nước vô mũi. Tuy nhiên, ký sinh trùng này có thể dễ dàng bị tống ra ngoài khi ta hắc hơi, hỉ mũi.
Các chuyên gia đều cùng khẳng định: Bị amip "ăn não người" xâm nhập vào cơ thể là chuyện vô cùng hiếm gặp nên người dân không nên hoang mang.
Ghi nhận của ngành y tế thì nước ta chỉ mới phát hiện hai ca amip "ăn não người".
Thống kê báo cáo ghi nhận tại Mỹ, trong vòng 10 năm (1995 - 2004) có 23 người tử vong do amip "ăn não người". Gần đây nhất là tháng 8.2011, Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận có hai người tử vong do bị nhiễm loại ký sinh trùng amip hiếm gặp này.
|
Phòng amip "ăn não người" như thế nào?
Theo bác sĩ Siêu, vì amip "ăn não người" sống trong nhiều môi trường nước rộng lớn khác nhau, dòng nước lưu thông và còn đa dạng hệ sinh thái dưới nước nên không thể đổ chất sát khuẩn xuống các môi trường nước được.
Vì vậy, chỉ có thể phòng bệnh cá nhân. Mặt khác, cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu sau khi đi bơi về từ 7 ngày trở lại mà xuất hiện các triệu chứng: nhức đầu, sốt (trên 39 độ C), cứng gáy.
Bác sĩ Siêu nói thêm: Viêm màng não do amip "ăn não người" là một bệnh cấp tính, phát bệnh trong thời gian ngắn - khoảng một tuần. Vì vậy, nếu đi bơi trước đó từ 10 ngày trở lên thì không liên quan gì đến amip "ăn não người".
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết