Đột phá trong tìm hiểu công cụ lây nhiễm của virus corona
Hiểu rõ cấu trúc của nó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tạo vaccine dựa trên nguyên lý ngăn chặn virus xâm nhập tế bào, ngăn lây nhiễm. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Livescience ngày 19/2.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy virus corona xâm chiếm tế bào thông qua các protein gai nhú. Nhưng các protein này có hình dạng khác nhau trong các loại virus corona khác nhau. Tìm ra hình dạng của protein trong SARS-CoV-2 (tên chính thức của virus corona chủng mới) là chìa khóa để nghiên cứu vaccine chống lại virus, Jason McLellan, tác giả chính của nghiên cứu và là Giáo sư Sinh học phân tử tại Đại học Texas ở Austin cho biết.
Mặc dù virus corona sử dụng nhiều protein khác nhau để tái tạo và xâm chiếm tế bào, protein gai nhú là công cụ chính mà nó sử dụng để liên kết với một thụ thể - một loại protein khác hoạt động như một ô cửa vào tế bào người.
![]() |
Bản đồ 3D cấu trúc phân tử của gai nhú mà SARS-2-CoV sử dụng để xâm chiếm tế bào người. Ảnh: Jacson McLelan/Đại học Texas |
Sau khi gai nhú liên kết với thụ thể tế bào người, màng virus kết hợp với màng tế bào người, cho phép bộ gen của virus xâm nhập vào tế bào người và bắt đầu lây nhiễm.
"Nếu bạn có thể ngăn chặn sự gắn và kết hợp, bạn có thể sẽ ngăn chặn sự xâm nhập. Nhưng để ngăn chặn được, trước tiên bạn cần phải biết hình dạng của nó trông như thế nào", ông Jason McLellan nói.
Đầu tháng này, các nhà nghiên cứu đã công bố bộ gen của SARS-Cov-2. Sử dụng bộ gen đó, McLellan và nhóm của ông, phối hợp với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), đã xác định được các gen cụ thể mã hóa cho protein gai nhú. Sau đó, nhóm của ông đã tiêm các gene đó vào các tế bào động vật có vú trong đĩa thí nghiệm và các tế bào này tạo ra các gai.
Tiếp theo, bằng cách sử dụng kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh, nhóm đã tạo ra một bản đồ 3D cấu trúc của gai nhú. Mô hình 3D thể hiện chi tiết cấu trúc của phân tử, ánh xạ vị trí của từng nguyên tử của nó trong không gian.
"Thật ấn tượng khi các nhà nghiên cứu có thể tạo ra cấu trúc ba chiều nhanh như vậy. Đây là một bước tiến rất quan trọng và có thể giúp phát triển vaccine chống lại Covid-19", Aubree Gordon, Phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Michigan (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu nhận xét.
Stephen Morse, giáo sư nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Mailman (Mỹ), đánh giá nghiên cứu vừa xong về protein gai nhú "sẽ là điểm tích cực cho sự phát triển nhanh chóng của kháng nguyên vaccine và phương pháp điều trị. Biết được cấu trúc này sẽ rất hữu ích trong việc phát triển vắc xin và kháng thể chống lại virus corona vì sẽ tạo ra số lượng lớn các protein này."
"Về lý thuyết, protein gai nhú có thể là vaccine hoặc biến thể của vaccine. Khi bạn tiêm vaccine dựa trên gai này vào cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại sự tăng đột biến"- Ông McLellan nói.
Tuy nhiên, ông McLellan cũng cho rằng sẽ mất 18 đến 24 tháng để vaccine có thể sẵn sàng sử dụng. "Đó vẫn còn khá nhanh so với sự phát triển vaccine thông thường, vốn có thể mất đến 10 năm". Ông nói thêm
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025