Điều trị Ebola bằng máu người khỏi bệnh

Theo đó, Cơ quan phụ trách các dự án tiên tiến của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã trao số tiền tài trợ khoảng 10,8 triệu USD cho Đại học Emory để triển khai dự án cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của lực lượng lục quân Mỹ (USAMRIID), các phòng thí nghiệm thuộc Đại học Wisconsin- Madison, Đại học Rockkefeller, Đại học Vanderbilt, Đại học Standford, Đại học Pennsylvania, Viện nghiên cứu Scripps, Trung tâm nghiên cứu về AIDS Aaron Dimond, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC).
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vaccine thuộc Đại học Emory, trưởng nhóm nghiên cứu Rafi Ahmed cho biết, hiện nay việc tiếp cận với các mẫu máu của những bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Ebola ở khu vực Tây Phi rất khó khăn. Nhưng điều vui mừng nhất với các nhà khoa học tham gia dự án này là tất cả 4 bệnh nhân người Mỹ nhiễm Ebola được các nhà khoa học của Emory chữa khỏi đã đồng ý tình nguyện tham gia dự án khoa học này. Tiếp đó, các nhà khoa học dự tính sẽ cô lập các kháng thể của các bệnh nhân nói trên và tiến hành thử nghiệm trên động vật để từ đó phát hiện ra những kháng thể có khả năng tiêu diệt virus Ebola mạnh nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, phương pháp này không liên quan đến việc điều trị thử nghiệm truyền huyết thanh được áp dụng khi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Ebola ở Mỹ.
Các nhà khoa học đã đề ra 2 phương án để tiếp cận với các phương pháp tạo ra các kháng thể. Cách thứ nhất được gọi là miễn dịch thụ động nhằm tạo ra một lượng lớn các kháng thể chống lại virus Ebola và tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Hiệu quả của phương pháp này tương đối ngắn (chỉ khoảng 2 đến 3 tuần) và cần được bảo quản trong tủ lạnh, một điều kiện bắt buộc nhưng rất khó đáp ứng bởi những người dân nghèo Tây Phi, nơi đại dịch Ebola bùng phát.
Cách thứ hai được các nhà khoa học triển khai là sản xuất thuốc dựa trên cơ sở vật chất di truyền như ARN hoặc ADN, thay vì việc sử dụng virus đã chết hoặc làm giảm khả năng kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể. ARN và ADN sẽ được tiêm trực tiếp vào các bệnh nhân để tạo ra hàng loạt kháng thể có khả năng chống lại Ebola. Giám đốc chương trình tại DARPA, Đại tá Daniel Wattendorf cho biết, bằng phương pháp này có thể bỏ qua các phản ứng miễn dịch và trực tiếp cung cấp các cơ chế giúp tạo ra một loạt những kháng thể mạnh nhất.
Được biết, trước đây phương pháp trên được các nhà khoa học phát triển để ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh cúm theo mùa, sốt rét, hay dịch tiêu chảy trong các doanh trại quân đội Mỹ. Tuy nhiên, do sự bùng phát và lây nhiễm nhanh cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng con người của virus Ebola nên các nhà khoa học đã ưu tiên đẩy nhanh quá trình nghiên cứu sâu hơn nữa. Để dự án sớm thành công, các nhà khoa học cần xác định hệ thống phân phối hiệu quả để đưa thông tin di truyền vào trong cơ thể cũng như tìm ra những kháng thể có hiệu quả cao nhất. Dự kiến, phương pháp trên sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người trong vòng 2 năm tới và nếu tính an toàn của nó được chứng minh thì đây chính là giải pháp nhanh nhất, rẻ hơn rất nhiều so với điều trị bằng thuốc, hay có thể điều trị cả những loại virus, vi khuẩn khác ở bệnh cúm theo mùa, sốt rét và tiêu chảy.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức trao quà tri ân nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thương binh - Liệt sĩ
- CDC Quảng Ninh – điểm đến thực tập mới cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa