Dịch bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở người lớn
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Dịch bệnh đã lan sang người lớnNgày 27/7, Ông Trần Thanh Dương - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, tại tỉnh Vĩnh Long và Thanh Hóa đã ghi nhận có vài trường hợp người lớn mắc bệnh tay chân miệng. Các trường hợp trên mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở hai địa phương và mới chỉ ở thể nhẹ, chưa đáng lo ngại như tại trẻ em, tuy nhiên người lớn không được chủ quan và cũng phải thực hiện các biện pháp dự phòng.
Theo ông Dương, hiện nay tại các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc Singapore, Brunei, Đài Loan, Nhật Bản, dịch tay chân miệng cũng đang phát triển và có những diễn biến phức tạp. Song chủng của nó vẫn là chủng cũ, tác nhân gây bệnh vẫn là do virus Cosackievirus A (thường gặp A16), Coxsackievirus B; Echovirus; Enterovirus (thường gặp E70, E68 hoặc CV-B2 các virus này thuộc họ Picornaviridae.
Còn tại Việt Nam, ông Dương cho biết, trong hai ba tuần trở lại đây, tình hình dịch đã lắng xuống, tuy nhiên cũng không dự báo được dịch có bùng phát nữa hay không, bởi tác nhân gây bệnh là virus nên rất khó ngăn cản và hạn chế.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện tại, thầy thuốc chỉ có thể điều trị triệu chứng: theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng. Do vậy, để ngăn chặn, phòng tránh bệnh lây truyền, người dân cần thực hiện biện pháp chính là phòng bệnh.
Người lớn không nên “lơ là” dự phòng
Thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Tiến Lâm – trưởng khoa Virus ký sinh trùng, Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương đưa ra đánh giá, các trường hợp người lớn bị tay chân miệng thường là do lây bệnh từ trẻ nhỏ qua việc chăm sóc trực tiếp.
Ông Lâm dẫn chứng, điển hình như tại tỉnh Thanh Hóa đã có ba trường hợp người lớn đang nghi ngờ mắc dịch tay chân miệng. Ba trường hợp trên đều là nam giới, là người nhà của bệnh nhân nhi mắc bệnh tay chân miệng.
Nguyên nhân mắc bệnh được xác định là do người bệnh sống cùng và trực tiếp chăm sóc cho người nhà bị nhiễm tay chân miệng. Ba trường hợp nghi ngờ tại tỉnh Thanh Hóa đã vào viện từ tuần trước.
Theo ông Lâm, trường hợp người lớn bị mắc bệnh này đều có những tổn thương giống như tổn thương cơ bản của bệnh nhân chân tay miệng là trẻ em. Đó là các triệu chứng như: sốt, đau người, tổn thương phỏng ở gan bàn chân, bàn tay, bị loét miệng.
Bác sỹ Lâm giải thích, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh tay chân miệng hơn do trẻ chưa có ý thức để thực hiện vệ sinh và thực hiện những biện pháp phòng chống. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu hơn và việc trẻ hay tụ tập ở nơi đông như nhà trẻ, trường học khiến cho việc lây bệnh nhanh và mạnh hơn.
Đối với người lớn, do sức đề kháng tốt hơn nên có ít trường hợp mắc dịch. Họ cũng có ý thức hơn trong việc vệ sinh phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nói chung và tay chân miệng nói riêng. Tuy nhiên, có nhiều người lớn bị suy giảm miễn dịch như người nghiện rượu, tiểu đường, mắc bệnh mãn tính... dẫn tới giảm miễn dịch nên dễ bị cảm nhiễm, từ đó có nguy cơ cao bị nhiễm dịch.
Vì vậy bác sỹ Lâm khuyến cáo các bậc cha mẹ khi chăm sóc con bị bệnh tay chân miệng cần vệ sinh tay thường xuyên khi chăm trẻ để tránh vi khuẩn lây vào miệng, không ăn sống, cần uống nước sôi, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với phân, chất nôn của trẻ cần vệ sinh kỹ lưỡng.
Phụ huynh của trẻ khi phát hiện có những triệu chứng nghi ngờ thì cần đến ngay các bác sỹ chuyên khoa khám và chẩn đoán sớm./.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Phòng khám da liễu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Chuyên gia cho làn da của bạn
- Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
- Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
- Phòng khám Sản - Phụ khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Uy tín hàng đầu - Chất lượng vượt trội
- Truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên tại thành phố Uông Bí
- Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả