Đấu tranh phát hiện vi phạm VSATTP: Khó vì sao?
![]() |
Người bán hàng tận dụng những mảnh túi ni lông hay bao tải cũ để bày bán hải sản, gây mất VSATTP. (Ảnh chụp ngày 3-5-2015, tại chợ cóc gần chợ Asean, TP Móng Cái). Ảnh: Hoàng Quỳnh |
Khó ở tuyến xã
Nằm ở khu vực trung tâm của TP Hạ Long, phường Bạch Đằng có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm (SXKDCBTP); trong đó có 28 cơ sở dịch vụ ăn uống và 38 cơ sở thức ăn đường phố thuộc cấp phường quản lý. Theo Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng Nguyễn Thu Huyền, cơ sở do cấp phường quản lý chủ yếu là kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố nhỏ lẻ nên việc kiểm tra, kiểm soát rất khó khăn: Khi đoàn đến kiểm tra thì phần lớn là nhân viên bán hàng, còn chủ cơ sở thường xuyên không có mặt. Có cửa hàng khi thấy đoàn đến thì đóng cửa nghỉ bán, khi đoàn đi thì hoạt động bình thường. Có cơ sở không cố định về địa điểm kinh doanh, nếu bị phát hiện sai phạm thì chuyển địa điểm đi nơi khác. Trong khi đó, lực lượng của phường có hạn, Ban Chỉ đạo ATTP chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm. Thêm nữa, hoạt động mua bán ở các cơ sở nhỏ lẻ phần lớn diễn ra vào sáng sớm và cuối giờ chiều, buổi tối, ban đêm. Bởi vậy, phường chủ yếu kiểm tra các cơ sở này theo định kỳ 1 quý/lần; kiểm tra vào các dịp Tết Nguyên đán, các lễ hội, Tết Trung thu và có tăng cường kiểm tra vào Tháng hành động VSATTP. Bà Huyền còn cho biết: “Khi kiểm tra, để đoàn kết luận thực phẩm có bảo đảm an toàn không thì không có căn cứ vì thiếu thiết bị, chủ yếu quan sát bằng mắt thường; test thử nhanh cũng không nhiều...”.
Việc đảm bảo VSATTP với các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đang là vấn đề đau đầu với các phường, thị trấn thì ở những nơi người dân chuyên sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm như: Trồng rau, nuôi lợn… việc kiểm tra có đảm bảo ATTP hay không cũng chẳng dễ dàng. Cụ thể như ở xã Tiền An (TX Quảng Yên) có 180ha vùng chuyên rau với hơn 500 hộ tham gia. Chủ tịch UBND xã Tiền An Đàm Quốc Toản cho hay: “Theo quy định, các hộ trồng rau nhỏ lẻ phân cấp về cấp xã quản lý. Để thực hiện, xã chủ yếu đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất an toàn. Còn để tiến hành kiểm tra đến từng hộ xem có sử dụng thuốc cấm trong phun tưới rau hay không, sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy trình hay không… rất khó, bởi lẽ số hộ trồng rau rất đông, rau trồng mùa vụ, trong khi nhân lực của xã có hạn. Xã cũng không có phương tiện để đo lường xem rau đó có sử dụng chất cấm trong chăm sóc, phun tưới hay không…”.
Xử lý... mới ở “phần ngọn”
Trước một loạt các vấn đề như: Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm… những năm gần đây, công tác đảm bảo ATTP được các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt. Chỉ riêng quý I-2016, toàn tỉnh đã tổ chức 254 đoàn đi kiểm tra hơn 5.480 cơ sở SXKDCBTP. Qua đó, các đoàn đã phát hiện hơn 950 cơ sở vi phạm về ATTP, tiêu huỷ sản phẩm của 43 cơ sở… Theo Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP (Sở Y tế) Nguyễn Minh Chung, qua nhiều năm cho thấy, hầu hết các vụ việc, các cơ sở bị phát hiện vi phạm VSATTP đều thông qua việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng chứ chưa có sự đấu tranh, tố giác của người dân. Trong khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng lại không thể thường xuyên, liên tục mà chủ yếu tập trung theo định kỳ, vào các dịp lễ, tết, tháng hành động VSATTP… và rất khó với tới được tất cả các cơ sở SXKDCBTP.
Hiện nay, hầu hết cơ sở SXKDCBTP trên địa bàn tỉnh còn manh mún nhỏ lẻ; các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố chiếm phần nhiều, nhưng lại chủ yếu hoạt động vào sáng sớm, chiều muộn, tối… rất khó để các xã, phường thành lập đoàn đi kiểm tra. Khi kiểm tra phát hiện có vi phạm, các xã, phường gần như mới dừng lại ở nhắc nhở. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm hiện cũng gặp trở ngại do nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không ghi chép sổ sách về số thực phẩm mua của ai. Trong khi đó, lượng thực phẩm từ nông, lâm sản sản xuất trên địa bàn hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của người dân (trong số này thì phần lớn do người dân sản xuất nhỏ lẻ, chưa được kiểm soát từ khi nuôi, trồng đến tiêu thụ); 60% còn lại vẫn phải nhập từ nơi khác về. Trên địa bàn tỉnh hiện mới chỉ có 4 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung mà có tới 486 điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư nên việc kiểm soát vệ sinh thú y gặp khó khăn, mới tập trung ở phần ngọn, nghĩa là kiểm tra, lăn dấu tại các điểm chợ. Còn lượng rau quả được đưa vào địa bàn tỉnh chủ yếu lấy từ chợ đầu mối ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, như: Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Lạng Sơn... khi đã chuyển về phân tán lưu hành trên địa bàn tỉnh rất khó kiểm tra. Việc giám sát lấy mẫu kiểm nghiệm thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản trên rau, củ, quả; chất cấm có trong thịt lợn... hiện nay cũng khó thực hiện, bởi các mẫu kiểm nghiệm phải mất 1 tuần mới có kết quả, trong khi mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản vốn dĩ không thể để lâu...
Từ những nguyên nhân trên có thể thấy, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ATTP cần nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, nhất là chính quyền địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ATTP; phát huy vai trò của người dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm về bảo đảm ATTP...
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện