Đại học Dược Hà Nội bào chế thành công thuốc chữa ung thư
Ung thư không phải là một bệnh, mà là một nhóm của hơn 100 bệnh khác nhau, xảy ra khi các tế bào phân chia không kiểm soát được. Những tế bào bất thường này cá thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các vị trí ở xa bằng cách nhập vào mạch máu hoặc hệ bạch huyết. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Hiện có khoảng hơn 200 loại ung thư.
Thành quả của 36 tháng miệt mài trong phòng thí nghiệm
Vậy là sau 36 tháng miệt mài trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Bộ môn Bào chế, Trường Đại học Dược Hà Nội đến nay đã có thể nở nụ cười mà thông báo thành công bước đầu trong quá trình nghiên cứu thuốc chống ung thư cho bệnh nhân Việt Nam.
Được biết, bệnh nhân mắc ung thư hiện nay có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như phẫu thuật để cắt bỏ tế bào ung thư, xạ trị để điều trị ung thư, dùng hóa chất để điều trị ung thư, điều trị nội tiết để điều trị ung thư, điều trị miễn dịch để điều trị ung thư.
Trong số các phương pháp trên, xạ trị là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Đối với phương pháp này người ta dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Điều trị tia xạ đơn thuần có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạn khu trú tại chỗ, tại vùng, nhất là trong các bệnh ung thư hạch bạch huyết, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, một số ung thư vùng đầu cổ.
Tuy nhiên, hóa trị hay xạ trị còn có thể tiêu diệt cả những tế bào lành, khỏe mạnh làm cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược… Khắc phục những nhược điểm này của thuốc, nhóm nghiên cứu đã nỗ lực điều chế thuốc chữa ung thư hướng đích là liposome doxorubicin.
PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Đây là loại thuốc chỉ diệt khối u ác tính mà không gây tổn hại đến phần lành, giảm thấp nhất độc tính của thuốc đối với cơ thể.
Doxorubicin là một loại anthracycline hóa trị được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với phương pháp điều trị hoặc các thuốc khác để điều trị một số dạng khác nhau của ung thư. Doxorubicin hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng dựa trên tình trạng y tế, kích thước cơ thể và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Thuốc được cảnh báo không nên để dính vào da, mắt. Nếu vô ý để thuốc chạm vào da, phải rửa ngay bằng xà phòng và nước.
Nếu để thuốc dính vào mắt, phải rửa ngay với nhiều nước trong vòng 15 phút. Những người chăm sóc nên dùng biện pháp phòng ngừa như đeo găng tay để tránh tiếp xúc với nước tiểu của bệnh nhân hoặc chất dịch cơ thể khác ít nhất 5 ngày sau khi điều trị”.
“Và để khắc phục những độc tính của thuốc này đối với người dùng và người chăm sóc, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội do PGS.TS. Phạm Thị Minh Huệ, Chủ nhiệm Bộ Môn Bào chế là trưởng nhóm, đã nghiên cứu và bào chế thành công dạng thuốc tiêm liposome với dược phẩm chữa ung thư Doxorubicin .
Liposome là những tiểu phân hình cầu có kích thước nano, có cấu trúc gồm một hoặc nhiều lớp màng lipid kép bao quanh một lõi chứa hoạt chất. Liposome được coi là một hệ vận chuyển lý tưởng với khả năng chứa, bảo vệ, vận chuyển và giải phóng hoạt chất vào những vị trí mong muốn trong cơ thể một cách chính xác và đúng liều lượng.
Dựa vào đặc tính dễ tan trong nước của doxobubicin, nhóm nghiên cứu đã đưa thuốc vào trong khoang nước của liposome nhờ vào sự chênh lệch PH, đặc tính ion hóa của liposome và đạt được kết quả thành công. Qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu khẳng định chế phẩm liposome doxorubicin có được các đặc tính tương tự với các chế phẩm đối chiếu có uy tín trên thị trường và được chứng minh tác dụng cũng như độ an toàn với giá thành ước tính rẻ hơn một nửa”, PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa cho biết thêm.
Hồi hộp được ứng dụng vào thực tiễn
Theo số liệu mới nhất được thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, Bộ Y tế đưa ra tại một hội thảo về bệnh ung thư diễn ra vào ngày 12/4 năm nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam có tới 205 người chết vì bệnh ung thư. Trong đó, tỉ lệ nam giới Việt mắc ung thư cao thứ 3 thế giới, còn tỉ lệ tử vong lại đứng tốp đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân. Một con số thực sự đáng sợ. Và chi phí cho mỗi đợt điều trị ung thư không hề nhỏ.
Do vậy, dù các nhà khoa học của Trường Đại học Dược Hà Nội mới nghiên cứu thành công trong phạm vi phòng thí nghiệm nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng về một loại thuốc chống ung thư “made in Việt Nam” được sử dụng cho người trong tương lai.
Chị Phạm Ngọc Huyền (27 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội) bày tỏ: “Bố tôi vừa mất vì căn bệnh ung thư vòm họng. Đây là nỗi mất mát không gì có thể bù đắp được. Và qua đây tôi mới thực sự hiểu căn bệnh ung thư đáng sợ đến thế nào.
Vậy nên khi biết được tin Trường Đại học Dược Hà Nội điều chế thành công thuốc chống ung thư, dù chỉ là mới thí nghiệm trên chuột thôi, nhưng tôi cảm thấy rất vui mừng. Vì nó báo hiệu trong một tương lai không xa, những người mắc ung thư như bố tôi có cơ hội được chữa khỏi”.
Không chỉ điều chế thành công thuốc chống ung thư, nhóm nghiên cứu của Bộ môn Bào chế còn ứng dụng thành công Liposome trong điều chế thuốc chống nấm. Amphotericin B là một kháng sinh chống nấm.
Thuốc được sử dụng trong các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng, có thể gây tử vong hoặc ngăn ngừa nhiễm khuẩn nấm ở những bệnh nhân bị sốt, lượng bạch cầu trong máu thấp (bạch cầu trung tính) hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu (người nhiễm HIV, ghép tạng hoặc ung thư). Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của nấm nhờ vào sterol (chủ yếu là ergosterol) ở màng tế bào nấm làm biến đổi tính thấm của màng. Thuốc cũng gắn với sterol bào chất của người (chủ yếu là cholesterl) nên giải thích được một phần độc tính của thuốc đối với người.
“Để khắc phục độc tính này, nhóm nghiên cứu đã dựa vào đặc điểm không tan trong nước của amphotericin B để bào chế thuốc dưới dạng liposome B đã được thử nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm và cũng đã ghi nhận thành công”, Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội chia sẻ thêm niềm vui thứ hai.
Được biết, công nghệ bào chế liposome ứng dụng trong dược phẩm là lĩnh vực mới ở nước ta. Ngoài việc đưa thuốc đến đúng vị trí mong muốn, cấu trúc màng lipid của liposome còn tương đồng và dung hợp với cấu trúc màng tế bào để giải phóng lượng hoạt chất bên trong nó, giúp tăng cường khả năng hấp thụ và khả năng cung cấp liên tục hoạt chất trong một khoảng thời gian dài.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện