Công bố dịch không thuộc thẩm quyền Bộ Y tế, sao đổ lên đầu ngành y?
Theo tôi nghĩ, điều quan trọng nhất bây giờ là phải làm sao dập tắt dịch, hạn chế số trẻ tử vong, hãy tập trung vào đó. Dư luận hãy đừng làm tổn thương ngành y nữa, chúng tôi đang còn bận chống dịch, và cũng đâu có khả năng phản kháng.
Sởi là một loại bệnh khá thường gặp. Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ, nhà luôn có hoa kim ngân, dùng để cho trẻ bị mắc sởi uống, với ý muốn là uống xong sởi sẽ phát ra và bay đi, không bị “lặn” vào trong. Sau khi vào Nam, mới thấy ở miền Nam ít có sởi như ngoài Bắc.
Vì không làm trong y tế dự phòng nên tôi không biết từ bao giờ ngành y tế chúng ta quan tâm đến sởinhư một bệnh dịch. Khi đi học thì tôi mới biết sởi nguy hiểm và nó cũng có thể làm chết người. Ngay từ hồi tôi sinh cháu đầu lòng đã có vắc xin ngừa sởi và mọi người dân ở thành phố gần như đều tuân thủ việc phòng ngừa các bệnh này.
Theo tôi biết, Việt Nam đã từng là một trong các nước có nền y tế dự phòng rất hiệu quả. Những thành quả của chúng ta trong đại dịch SARS đã minh chứng điều đó. Trước đó, mắt hột, sốt rét là những căn bệnh mà chúng ta đã khống chế thành công với sự đóng góp không nhỏ của y tế.
Duy chỉ có dịch sốt xuất huyết là chúng ta chống đỡ khó khăn. Và bây giờ, sởi ở miền Bắc cũng đang hoành hành. Sắp tới đây, những dịch bệnh liên quan đến ăn uống như dịch tả không biết có phát triển đến mức không khống chế nổi hay không?
Phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm mà ông cha ta và các nhà lãnh đạo trong nhiều thời kì của đất nước đều cổ vũ. Chính vì vậy mà nước ta đã trở thành một trong những nước đầu tiên tham gia “Tuyên bố Alma Ata”. Từ thời gian đó, dù đất nước đang còn rất khó khăn, công tác phòng chống dịch bệnh của chúng ta đạt được những bước tiến lớn.

trách nhiệm về dịch sởi lần này không thể chỉ nói đến ngành y. Thật là đau xót khi những thầy thuốc phòng dịch không có điều kiện làm phòng mạch, chấp nhận cuộc sống túng bấn để quần quật làm việc, kêu gọi… Không ai nghe họ, rồi bây giờ đổ mọi tội lỗi lên đầu họ. Ảnh minh họa.
Ngày nay, đất nước ta giàu có hơn so với những năm tháng khó khăn sau chiến tranh, và theo tôi biết thì so với ngay cả lúc cực thịnh của miền Nam trước năm 1975, chúng ta có nhiều nhà cao tầng hơn, có nhiều xe hơi đẹp hơn, hàng hóa có nhiều hơn, mức sống của đa số người dân cao hơn, ngành y tế cũng có nhiều trang thiết bị hiện đại hơn. Như vậy, lẽ ra công tác phòng chống dịch bệnh của chúng ta phải hiệu quả hơn chứ!?
Sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự tha hóa của một bộ phận lớn các cán bộ lãnh đạo, sự phát triển của tham nhũng trên một bình diện lớn đã xói mòn niềm tin của người dân. Sự bức xúc trong nhân dân tăng cao với những vấn đề xã hội, và cả với những chủ trương, chính sách phần nhiều mang lại sự khó khăn trong cuộc sống cho người dân. Nhu cầu xả các bức xúc trong nhân dân tăng cao.
Công an, hải quan, thuế vụ, giao thông vận tải, điện lực, các cơ quan quản lí nhà nước… tiêu cực tràn lan, tham nhũng lộng hành. Nhưng đó là các cơ quan nhà nước hoặc các công cụ chuyên chính. Nói đến họ là phải có sức mạnh. Sự “trở cờ” trong vụ PMU 18 là một minh chứng cho việc chống tham nhũng thất bại đối với các cơ quan nói trên.
Trong khi đó, nhu cầu xả bức xúc trong nhân dân vẫn rất cao. Ngành y là thấp cổ bé miệng nhất. Mọi sự bực tức, mọi sự căm giận đều đổ dồn vào đó. Ngành y không có vũ khí gì trong tay. Vũ khí của ngành y chỉ có là làm hại cho những người công kích mình, mà như vậy thì ngược với y đức. Gần như không một thầy thuốc nào đang tâm làm cái việc bại hoại đó. Vậy là cứ ngậm đắng nuốt cay mà nhịn nhục.
Không có gì dễ hơn việc đổ mọi tội lỗi lên đầu người không có khả năng phản kháng. Không có gì dễ hơn việc xả mọi bức xúc vào cái ngành không có khả năng phản kháng. Xã hội ta đã làm việc đó. Nhữngbiến chứng của tiêm chủng đã được tất cả các phương tiện truyền thông săm soi đến từng chi tiết. Ngành y được vẽ ra như những tên tội đồ. Khi Bộ Y tế vận động tiêm phòng, dư luận cho rằng Bộ Y tế chỉ muốn tiêu thụ số vắc xin đã mua.
Với sự lớn tiếng của truyền thông như vậy, dĩ nhiên là người dân sợ, không dám đưa con đi tiêm phòng. Mà không tiêm phòng thì làm sao mà không có dịch. Có thể nói, trách nhiệm về dịch sởi lần này không thể chỉ nói đến ngành y. Thật là đau xót khi những thầy thuốc phòng dịch không có điều kiện làm phòng mạch, chấp nhận cuộc sống túng bấn để quần quật làm việc, kêu gọi… Không ai nghe họ, rồi bây giờ đổ mọi tội lỗi lên đầu họ.
Cứ ngập nước hoài, muỗi cứ tự do sinh sôi nảy nở thì làm sao mà chống được sốt xuất huyết. Sắp tới đây, sẽ còn có thể có những đại dịch liên quan đến ăn uống. Ngành y không kiểm soát được hàng quán. Thuế cứ thu, quản lí thị trường cứ cho qua, mọi người cứ ăn sướng miệng, càng rẻ càng ôi càng ăn nhiều… Ngành y chỉ “đổ vỏ” cho các ngành khác thôi, nhưng cứ có chuyện gì là dư luận lại đổ lên đầu ngành y.
Bộ trưởng Y tế đã làm một số việc thực sự thiết thực mà các đời Bộ trưởng khác không làm, ví dụ như tăng viện phí, ví dụ như ngay vào lúc mà dư luận nóng bỏng với tiêm chủng, Bộ trưởng vẫn khuyên mọi người đưa con đi tiêm vắc xin…
Nhiều người không ưa Bộ trưởng Y tế. Có cả một fanpage “Bộ trưởng Y tế hãy từ chức”. Trong các Bộ trưởng thì Bộ trưởng Y tế thấp cổ bé miệng nhất. Cứ thử làm một cái fanpage tương tự với Bộ Công An hay Bộ Quốc phòng xem. Biết tay ngay. Nhưng ai mà dại. Người ta bảo nắm thì nắm thằng có tóc, nhưng chửi thì phải chửi thằng trọc đầu.
Ngành y tế cần có những việc làm thiết thực. Bộ trưởng Y tế đã làm một số việc thực sự thiết thực mà các đời Bộ trưởng khác không làm, ví dụ như tăng viện phí, ví dụ như ngay vào lúc mà dư luận nóng bỏng với tiêm chủng, Bộ trưởng vẫn khuyên mọi người đưa con đi tiêm vắc xin…
Còn nhớ khi Bộ trưởng ngày nay vừa nhậm chức, có một vụ việc liên quan đến dịch. Bộ trưởng thì gọi là dịch, nhưng theo qui định này nọ thì phải các nhà khác ngoài y tế mới có quyền công bố dịch, và khi đó mới được gọi là dịch. Cho nên dịch sởi lần này, Bộ Y tế không công bố dịch. Tuy nhiên, trong các văn bản Bộ Y tế vẫn gọi là dịch sởi, và vẫn xử lí như một vụ dịch. Tôi cho đó là dũng cảm trong môi trường của chúng ta.
Như chúng ta đã biết, công bố dịch không phải quyền của ngành y tế. Công bố dịch còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, và do UBND cấp tỉnh, thành phố và chính phủ quyết định, không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Vậy tại sao cứ đổ lên đầu y tế?
Và như tôi đã nói ở trên, đối với ngành y tế, từ Bộ trưởng cho đến các nhân viên thấp nhất, vẫn quan niệm rằng dịch sởi đang xảy ra. Và không phải khi dịch sởi xảy ra chúng ta mới biết. Chúng ta đã kêu gào tiêm chủng. Ngay trên facebook, nhiều bác sĩ đã lo ngại khi dư luận tuyên truyền quá lố về các biến chứng của tiêm chủng.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6