Coi chừng viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Vì sao bị viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu?Các biến chứng Suy thận cấp: bệnh viêm cầu thận có khoảng 2% các trường hợp tiến triển nhanh biến chứng suy thận cấp với biểu hiện: urê máu tăng, thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài dẫn đến suy thận nhanh. Phù phổi cấp: do giữ nước và tăng huyết áp. Phù não hoặc chảy máu não là hậu quả của tăng huyết áp đột ngột. Suy tim trái hoặc suy tim toàn bộ. |
Liên cầu nhóm A - thủ phạm gây viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu. |
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Ở một bệnh nhân trước đó bị viêm họng hay mụn nhọt ngoài da, sau 1- 2 tuần, khởi phát đột ngột hội chứng cầu thận cấp: phù, thường phù nhẹ quanh hốc mắt và giảm nhanh trong vòng 1-2 tuần đầu. Đái ít hoặc vô niệu: nước tiểu trong trường hợp vô niệu chỉ đái được 100-200ml/24giờ, so với lượng nước tiểu bình thường dưới 500ml/24giờ
Đái máu: nước tiểu sẫm màu hoặc như nước rửa thịt, đái máu đại thể đỡ nhanh sau vài tuần, nhưng đái máu vi thể (hồng cầu niệu) tồn tại trong nhiều tuần hoặc vài tháng. Tăng huyết áp: trên 60% bệnh nhân tăng huyết áp. Nếu tăng huyết áp nặng, đột ngột, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, choáng váng, nôn, co giật và có thể có biến chứng xuất huyết não, phù phổi cấp. Suy tim tuy ít gặp, nhưng nếu có thì bệnh rất nặng, tiên lượng xấu. Suy tim do giữ nước, giữ muối, tăng huyết áp, có thể suy tim toàn bộ hoặc chỉ suy tim trái. Xét nghiệm nước tiểu thấy protein niệu trung bình từ 1-3g/24 giờ, hồng cầu niệu bao giờ cũng có trụ hồng cầu, trụ hạt. Sản phẩm giáng hóa của fibrin xuất hiện và tăng trong nước tiểu. Xét nghiệm máu phát hiện thiếu máu nhẹ, tốc độ máu lắng tăng; kháng thể kháng liên cầu tăng: ASLO (Antistreptolysin-O), ASK (Antistreptokinase), AH (Antihyaluronidase) đều tăng. Mức lọc cầu thận bình thường hoặc giảm khi có suy thận. Kali máu cao do thiểu niệu, vô niệu, natri máu thấp do phù.
Sau viêm họng do liên cầu nhóm A, bệnh nhân dễ bị viêm cầu thận. |
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Bệnh nhân viêm cầu thận cần lưu ý trong điều trị như sau: trong thời gian mắc bệnh và đang điều trị cần nghỉ tuyệt đối tại giường, hạn chế đi lại, giảm vận động tối đa để tránh tổn thương cầu thận nặng. Thực hiện một chế độ ăn nhẹ, ăn nhạt để hạn chế muối và ăn ít chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa. Dùng kháng sinh nhóm bêta lactam như penicillin, ospen, benzathylpenicilin để điều trị tiệt căn các ổ nhiễm liên cầu còn sót lại ở hầu họng hoặc mụn nhọt ngoài da. Không nên dùng các thuốc giảm miễn dịch và corticosteroid vì không có kết quả. Điều trị triệu chứng: nếu có phù thì dùng thuốc lợi tiểu lasix như furosemid, hypothiazit. Tăng huyết áp có thể dùng một hoặc hai loại thuốc hạ huyết áp kết hợp để giải quyết các trường hợp huyết áp khó khống chế. Chỉ dùng thuốc trợ tim khi đã có suy tim. Nếu bệnh nhân bị kali máu cao thì cần hạn chế thức ăn có nhiều kali như: chuối, cam, nho… Sau điều trị ổn định, bệnh nhân cần được khám theo dõi định kỳ: trong 6 tháng đầu, mỗi tháng khám một lần, sau đó cứ 3 tháng khám một lần. Theo dõi sau 2 năm, nếu protein niệu âm tính mới được coi là khỏi bệnh.
Theo một nghiên cứu: trên 90% trẻ em bị viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khỏi hoàn toàn bằng điều trị bảo tồn. Có một số bệnh nhân có hồng cầu niệu và protein niệu nhẹ, tồn tại vài tuần đến vài tháng nhưng sẽ khỏi. Còn ở người lớn, bệnh thường nặng hơn, trong đó 60% các trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn, một số chuyển sang viêm cầu thận tiến triển nhanh, số còn lại chuyển thành viêm cầu thận mạn tính.
Viêm cầu thận sau khi nhiễm liên cầu là một bệnh nặng, tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau đây: bất kể người lớn hay trẻ em, khi bị viêm họng, hoặc mụn nhọt ở da cần được điều trị tích cực triệt để bằng thuốc kháng sinh nhóm bêta lactam như penicillin, ospen, benzathylpenicilin. Đối với người bị viêm họng tái phát nhiều lần, nên phòng ngừa bằng cách dùng thuốc benzathine penicilline tiêm bắp thịt, 3 tuần/lần: 600.000 đơn vị/trẻ dưới 30kg và 1.200.000 đơn vị/trẻ trên 30kg và người lớn. Hoặc uống penicilline V uống mỗi ngày 200.000 đơn vị x 2 lần/trẻ dưới 30kg; 400.000 đơn vị x 2 lần/trẻ trên 30kg. Giữ vệ sinh thân thể: tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch. Vệ sinh răng miệng: chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Phòng khám da liễu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Chuyên gia cho làn da của bạn
- Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
- Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
- Phòng khám Sản - Phụ khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Uy tín hàng đầu - Chất lượng vượt trội
- Truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên tại thành phố Uông Bí
- Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả