Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Những hiệu quả mang lại
![]() |
Trạm cấp nước tập trung xã Hiệp Hoà (TX Quảng Yên) có thể cấp nước cho trên 9.000 người dân xã Hiệp Hoà và khu vực xung quanh. |
PforR là chương trình được thực hiện thí điểm lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018 trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tại Quảng Ninh, chương trình sẽ đầu tư xây dựng mới 36.000 điểm đấu nối nước hộ gia đình. Trong đó, chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 là 8.000 điểm đấu nối, năm 2015 là 10.000 điểm đấu nối, năm 2016 là 10.000 điểm đấu nối và năm 2017 là 8.000 điểm đấu nối. Tổng kinh phí thực hiện của chương trình là 420 tỷ đồng cho 10 công trình cấp nước thuộc các địa phương: Đông Triều, Tiên Yên, Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái. Đến thời điểm này, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đang triển khai đầu tư 10 dự án sử dụng vốn vay WB, hiện hoàn thành đưa vào sử dụng 5 dự án, gồm các công trình cấp nước: Hồng Thái Đông - Hồng Thái Tây (TX Đông Triều); xã Thuỷ An (TX Đông Triều); xã Hiệp Hoà (TX Quảng Yên); xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên); xã Tân Bình (huyện Đầm Hà). Các công trình cấp nước xã Bình Dương - Nguyễn Huệ; xã Hoàng Quế (TX Đông Triều) dự kiến sẽ vận hành trong năm nay. Còn lại công trình cấp nước liên xã Đông Ngũ - Đông Hải (huyện Tiên Yên); xã Quảng Minh (huyện Hải Hà), đã khởi công tháng 7-2016, dự kiến hoàn thành tháng 7-2017; công trình cấp nước liên xã Quảng Nghĩa - Hải Tiến - Hải Đông (TP Móng Cái) sẽ khởi công vào năm 2017.
Những trạm cấp nước tập trung đi vào hoạt động đã đáp ứng được niềm mong mỏi của người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ông Nguyễn Văn Hinh (thôn 16, xã Hiệp Hoà, TX Quảng Yên) cho biết: “Trước kia, người dân chúng tôi chủ yếu phải dùng nước mương, nước giếng và nước bể trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nước đã được lọc nhưng vẫn không yên tâm, nên chỉ dùng để tắm rửa, còn ăn thì nhà nào cũng phải xây một bể chứa nước mưa dự trữ. Vào mùa khô phải tiết kiệm từng thùng nước ăn. Giờ đây, có trạm cấp nước, chúng tôi rất phấn khởi và yên tâm”. Công trình cấp nước tập trung xã Hiệp Hoà (cấp 4) do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư, kinh phí trên 36 tỷ đồng, công suất 2.320m3/ngày, đêm, với hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt theo quy chuẩn (định mức 100 lít/người/ngày, đêm), có thể cấp nước cho trên 9.000 người dân xã Hiệp Hoà và khu vực xung quanh. Cùng với những trạm cấp nước khác đã đi vào vận hành, không chỉ cung cấp nước sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, mà còn góp phần đảm bảo về tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay ngoài nguồn vốn của chương trình, người dân đóng góp 10% vốn đối ứng. Là tỉnh có địa hình phức tạp nhất trong 8 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, cũng là tỉnh duy nhất có người dân tộc thiểu số tham gia chương trình, nên việc thay đổi nhận thức và huy động người dân đóng góp khoảng 3-4 triệu đồng/hộ là rất khó thực hiện. Để khắc phục những trở ngại trên, Ban điều hành chương trình đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ 10% phần kinh phí đóng góp nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân tại các xã tham gia thực hiện chương trình PforR từ nay đến năm 2018; đồng thời tăng cường nguồn vốn từ ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng các công trình cấp nước nông thôn để hoàn thành mục tiêu của tỉnh, cũng như của toàn chương trình.
Ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, cho biết: Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung có địa bàn thi công trải rộng, theo tuyến, có nhiều vị trí giao cắt với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, như đường bộ, đường sắt, cáp thông tin, đường ống xăng dầu..., cho nên quá trình thi công gặp nhiều vướng mắc liên quan đến GPMB, đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện. Đặc biệt, nguồn thu phí sử dụng nước từ các trạm cấp nước thấp không đủ để chi trả lương cho công nhân cũng như mua hoá chất. Do vậy, công tác quản lý sau đầu tư các trạm cấp nước gặp rất nhiều khó khăn. Công tác phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chương trình của một số địa phương hưởng lợi vẫn chưa thật sự tích cực, sâu sát, thiếu tính chủ động, mà chủ yếu phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Ban điều hành chương trình, nên hiệu quả còn thấp. Để chủ trương cải thiện chất lượng nước và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua chương trình đạt hiệu quả cao, trước hết cần có sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp chính quyền cơ sở. Trong đó, đẩy mạnh công tác truyền thông giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, giữ gìn môi trường sống; gắn kết và nâng cao trách nhiệm cộng đồng.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện