Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
Chỉ trong một buổi sáng, Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ CDC Quảng Ninh đã tiếp nhận hai trường hợp đến tiêm phòng dại với tình huống khác nhau nhưng đều tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời:
- Trường hợp thứ nhất: Một người dân bị khỉ hoang cắn khi đi du lịch. Khỉ là động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc tiêm phòng, tiềm ẩn nguy cơ mang mầm bệnh dại. Đây là nguy cơ cao cần tiêm phòng ngay lập tức, không được chủ quan theo dõi con vật hoặc trì hoãn.
- Trường hợp thứ hai: Một người bị chó nhà hàng xóm cắn, do nghĩ “chó nhà nuôi khỏe mạnh” và vết thương nhỏ, người này đã không đi tiêm ngay, đến khi vết thương sưng đau mới đến tiêm phòng sau vài ngày. Việc chậm trễ này tiềm ẩn rủi ro cao vì động vật có thể đang trong thời gian ủ bệnh, vẫn mang vi rút dại mà không có biểu hiện lâm sàng.
Những tình huống “tưởng chừng không có gì” lại chính là nguyên nhân khiến người bệnh bỏ lỡ thời điểm vàng tiêm phòng dại, dẫn tới hậu quả không thể cứu chữa nếu lên cơn dại.
Người dân bị khỉ hoang cắn khi đi du lịch
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm CDC Quảng Ninh cho biết: “Nhiều người vẫn cho rằng chỉ bị chó dại cắn mới cần tiêm phòng dại, hoặc chỉ khi vết thương nặng mới cần đi tiêm. Thực tế, tất cả các trường hợp bị động vật nghi mắc bệnh dại cắn, cào, liếm vào vùng da bị trầy xước hoặc niêm mạc đều có nguy cơ lây truyền bệnh dại”.
Vi rút dại và mức độ nguy hiểm
Vi rút dại là một loại vi rút thuộc họ Rhabdoviridae, có ái tính mạnh với hệ thần kinh, lây truyền chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật mắc bệnh. Khi đã vào cơ thể, vi rút dại sẽ di chuyển dọc theo dây thần kinh đến não, gây tổn thương não nặng nề và dẫn đến tử vong.
Thời gian ủ bệnh dại trung bình từ 1- 3 tháng, cũng có thể từ vài ngày đến hơn một năm, thậm chí lâu hơn, phụ thuộc vị trí vết cắn, mức độ phơi nhiễm, miễn dịch cơ thể.
Triệu chứng khi phát bệnh:
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu, tê rát tại vết cắn.
- Sợ nước, sợ gió, co giật, kích thích.
- Liệt dần, hôn mê và tử vong do ngừng hô hấp.
Khi đã phát bệnh, gần như 100% tử vong, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh nhân đến khám, tư vấn tại Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ CDC Quảng Ninh
Nguy cơ từ động vật không rõ nguồn gốc và “chủ quan” khi bị chó nhà cắn
Khỉ hoang dã, động vật hoang dã, chó mèo thả rông không tiêm phòng đầy đủ đều tiềm ẩn nguy cơ mang vi rút dại. Người dân khi bị cắn, cào, liếm dù vết thương nhỏ cũng cần xử lý và tiêm phòng ngay.
Chó nhà, dù khỏe mạnh, vẫn có thể mang vi rút dại trong thời gian ủ bệnh và lây truyền qua vết cắn. Việc “chờ theo dõi con vật” hoặc “vết thương nhẹ nên không cần tiêm” là suy nghĩ sai lầm, có thể khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội duy nhất phòng ngừa bệnh dại.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Quảng Ninh nhấn mạnh: “Bệnh dại không loại trừ bất kỳ ai. Hầu hết các ca tử vong do dại đều do không tiêm phòng kịp thời. Việc tiêm phòng ngay sau khi bị phơi nhiễm là cách duy nhất để cứu sống người bệnh. Tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, không phân biệt chó lạ hay chó nhà, không phân biệt vết thương nặng hay nhẹ. Vắc xin phòng dại hiện nay an toàn, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, và hiệu quả bảo vệ rất cao nếu tiêm đủ liều”.
Xử trí đúng cách khi bị phơi nhiễm vi rút dại
- Rửa vết thương ngay lập tức dưới vòi nước chảy bằng xà phòng, liên tục ít nhất 15 phút để giảm tải vi rút tại vị trí vết cắn.
- Sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch iod.
- Đến cơ sở y tế ngay để tiêm phòng dại kịp thời. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin phòng dại kết hợp huyết thanh kháng dại (nếu cần) tùy mức độ phơi nhiễm.
- Không đắp lá, cắt lể hoặc áp dụng các phương pháp dân gian vì có thể gây nhiễm trùng và không loại bỏ được vi rút dại.
Tiêm phòng dại cần lưu ý:
- Tiêm đủ phác đồ theo hướng dẫn của bác sĩ, không bỏ mũi tiêm giữa chừng.
- Trong thời gian tiêm phòng dại, nên hạn chế uống rượu bia, không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Không nên tự ý sử dụng các phương pháp dân gian thay thế, như đắp lá thuốc, cắt lể,… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và không ngăn được virus dại.
Bệnh nhân bị động vật cắn, cào nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời
Phòng ngừa chủ động bệnh dại
Bệnh dại không loại trừ bất kỳ ai. Việc chủ quan, trì hoãn tiêm phòng dại có thể dẫn tới hậu quả tử vong không thể cứu chữa. Tiêm phòng dại kịp thời, đúng phác đồ là biện pháp DUY NHẤT để phòng ngừa bệnh dại hiệu quả.
Hãy tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng bằng cách:
- Xử trí vết thương đúng cách ngay khi bị phơi nhiễm.
- Đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
- Tiêm phòng dại đầy đủ cho chó, mèo nuôi trong nhà.
- Không thả rông chó, mèo và không tiếp xúc động vật lạ, động vật hoang dã.
Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển đổi số y tế: Hướng đến kho dữ liệu chung và Trung tâm điều hành hiện đại
Ngày 2/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Viettel Quảng Ninh nhằm thảo luận và góp ý xây dựng hệ thống kho dữ liệu y tế và trung tâm điều hành y tế toàn tỉnh. Đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực số hóa ngành y tế Quảng Ninh, hướng tới mục tiêu quản lý thông tin tập trung, hiệu quả và đồng bộ.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
CDC Quảng Ninh- Chuyển mình mạnh mẽ cùng chuyển đổi số
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, ngành y tế nói chung và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã có những bước đi mạnh mẽ, đồng bộ trong chuyển đổi số, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia.
CDC Quảng Ninh và VOV Khu vực Đông Bắc tăng cường phối hợp truyền thông y tế
Ngày 17/6/2025, tại trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra buổi làm việc quan trọng giữa lãnh đạo CDC và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bệnh không lây nhiễm và tác hại của rượu bia tại thành phố Móng Cái
Vừa qua, tại Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và tác hại của rượu bia năm 2025. Đây là một trong chuỗi hoạt động được triển khai đồng bộ tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh trong tháng 6/2025.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2025 tại huyện Tiên Yên
Ngày 12/6/2025, tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống tác hại của rượu bia cho đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn huyện.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động Phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
Ngày 11/6/2025, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động Phòng, chống bệnh không lây nhiễm năm 2025 tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6