Cần làm gì khi bị stress cấp?
Vì sao bị stress cấp? Có rất nhiều nguyên nhân, tình huống có thể gây stress cấp như: Sau một cú sốc nặng về tinh thần: đột ngột mất việc, bị người tình phản bội, người thân đột ngột qua đời… Nhiều người đang khỏe mạnh bỗng trở thành một cơ thể tàn tạ, mệt mỏi, rã rời, không còn ước mơ hy vọng vào cuộc sống. Trong số đó có những trường hợp bỗng nhiên rơi vào trạng thái không tiếp xúc, không nói được. Trí nhớ và chú ý giảm, vẻ mặt buồn rầu, lo âu, hốt hoảng, ý thức bị thu hẹp, đôi khi có cơn kích động, ăn kém, rối loạn giấc ngủ… Bệnh nhân được đưa đi khám và được chẩn đoán bị phản ứng với stress cấp.
![]() Áp lực công việc dễ gây stress. |
Ai dễ bị stress cấp?
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị các cơn stress cấp tính nhưng thường gặp ở lứa tuổi trẻ (18 - 25 tuổi) và phụ nữ tuổi quanh mãn kinh và những người có cường độ công việc cao, doanh nhân, trí thức… Một em bé cũng có thể mắc stress nếu sống trong một môi trường với áp lực học hành lớn hoặc do bố mẹ mâu thuẫn… Tuy nhiên, thường gặp nhiều ở những người có quá nhiều áp lực nhưng sức chịu đựng kém, hơn nữa lại không biết tự giải phóng mình khỏi những căng thẳng, lo âu.
Ngay từ khi phát hiện bị các cơn stress cấp tính, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ tâm lý, thần kinh để tìm ra nguyên nhân nhằm ngăn chặn cơn stress cấp tính, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc do stress mang lại.
Các biểu hiện của bệnh: Các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong nhiều phút khi có kích thích hay sự kiện gây stress và biến mất trong vòng 2-3 ngày.
Các thể bệnh hay gặp là: Thể bất động: Ngay sau chấn thương tâm lý, người bệnh bất động đột ngột ngay tại chỗ, không nói, không cử động. Mất khả năng phản ứng cảm xúc, mất khả năng đáp ứng với ngoại cảnh, mắt mở to nhìn vào một hướng, ý thức thu hẹp, rối loạn sự chú ý. Cơn kéo dài từ vài phút đến nửa giờ, xen kẽ với các vận động ngắn như: bỏ chạy, tay chân quờ quạng, lục lọi... sau đó lại lâm vào tình trạng bất động. Tình trạng trên kéo dài từ vài giờ đến 2-3 ngày, sau đó là giai đoạn hồi phục để lại tình trạng suy nhược; Thể kích động (tăng động): Ngay sau chấn thương tâm lý, xuất hiện tình trạng hưng phấn vận động như vẫy tay, kêu la hoặc kích động mạnh, bỏ chạy, lao về phía nguy hiểm. Ý thức người bị bệnh bị thu hẹp, rối loạn định hướng và chú ý. Cơn kéo dài từ vài phút đến vài chục phút; Các rối loạn thần kinh thực vật và cơ vòng kèm theo: vã mồ hôi, mạch nhanh, mặt đỏ bừng hoặc tái, mất tự chủ đại tiểu tiện.
Không nên tự ý dùng thuốc
Để điều trị căn bệnh này, cần áp dụng bằng các liệu pháp tâm lý. Người bệnh rất cần được quan tâm đặc biệt, cần động viên tinh thần và giúp bệnh nhân thoát khỏi trạng thái cô đơn. Cần đưa bệnh nhân thoát khỏi môi trường, hoàn cảnh đã gây ra stress cấp. Động viên bệnh nhân tập luyện vừa sức giúp thư giãn, đem lại những hưng phấn về tinh thần. Có thể đưa người bệnh đến những nơi có môi trường trong lành, bình yên kết hợp với chế độ dinh dưỡng đảm bảo dưỡng chất, loại bỏ rượu bia, thuốc lá.
Cùng với liệu pháp tâm lý, có thể cần phải sử dụng thuốc an thần như benzodiazepin cho một giai đoạn ngắn. Các thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị kết quả hơn. Các thuốc tăng cường tuần hoàn não, vitamin và khoáng chất cũng nên được sử dụng. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc mà cần đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị triệt để.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện