Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin: Bệnh bạch hầu
Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa, nước uống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố ly, hóa. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ. Vi khuẩn có thể tồn tại trong dung dịch phenol 1% và cồn 60oC trong vòng 1 phút.
Phương thức lây truyền
Qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Triệu chứng
Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt mỏi, sốt, hạch cổ sưng và đau. Có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm nếu bóc ra sẽ bị chảy máu, vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết. Bạch hầu thanh quản là thể nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác. Tỷ lệ tử vong 5-10%.
Đưa trẻ từ 2 tháng tuổi đi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu theo đúng lịch tiêm chủng, để phòng bệnh.
Biến chứng
Tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, viêm đa thần kinh, suy tim, hôn mê, liệt cơ hô hấp, tử vong.
Vắc-xin dự phòng
Vắc-xin là giải độc tố bạch hầu. Trên thực tế có vắc-xin phối hợp 2 trong1 (bạch hầu- uốn ván), 3 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván), 4 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - Hib), 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà- uốn ván - viêm gan B - Hib, hoặc bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt- Hib), 6 trong 1 (bạch hầu ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan b - Hib).
- Vắc-xin D.T VAX: Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, nhắc lại cho trẻ từ 4-10 tuổi
- Vắc-xin Uốn ván - Bạch hầu hấp phụ (Td): Trẻ từ 7 tuổi trở lên, tiêm nhắc sau 10 năm.
- Vắc-xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván hấp phụ (DPT): Dùng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 48 tháng tuổi.
- Vắc-xin PENTAXIM (DTaP - IPV/Hib): Tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, tiêm nhắc trong năm tuổi thứ 2.
- Vắc-xin HEXAXIM (DTaP - IPV - Hib - HB): Tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi, tiêm nhắc trong năm tuổi thứ 2.
- Vắc-xin INFANRIX HEXA (DTaP): Tiêm 3 mũi cho trẻ từ 2 tháng tuổi, khoảng cách mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Tiêm mũi nhắc sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 6 tháng và tốt nhất trước 18 tháng tuổi. Chỉ áp dụng lịch của Chương trình TCMR quốc gia khi trẻ đã được tiêm 1 liều vắc-xin VGB lúc sinh.
- Vắc-xin TETRAXIM (DTaP): Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng các liều cơ bản và khi tiêm liều nhắc lại trong năm tuổi thứ 2 và từ 5 đến 13 tuổi.
- Vắc-xin ADACEL (Tdap): Dành cho người từ 4 tuổi - 64 tuổi
- Vắc-xin COMBE FIVE LIQUID (bạch hầu - ho gà - uốn ván - hấp phụ - VGB - Hib): Lịch tiêm chủng các mũi cơ bản gồm 03 mũi tiêm từ tháng thứ 2, 3, 4.
Liều lượng và cách dùng
- Liều lượng: 0,5ml
- Cách dùng: tiêm bắp.
- Lịch tiêm: theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
+ Liều 1: 2 tháng tuổi
+ Liều 2: 3 tháng tuổi
+ Liều 3: 4 tháng tuổi.
+ Tiêm nhắc lại: lúc 18 tháng tuổi.
Hiệu lực và thời gian bảo vệ
Tiêm đủ mũi hiệu lực bảo vệ khoảng 90%, thời gian bảo vệ khoảng 10 năm.
Chống chỉ định
Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin. Người bị bệnh não tiến triển. Trẻ bị sốt hoặc bệnh cấp tính (phải hoãn tiêm). Không tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với vắc-xin ho gà toàn tế bào.
Tác dụng không mong muốn
- Phản ứng thông thường: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt nhẹ, ho cơn, quấy khóc, thường hết sau vài giờ -1, 2 ngày.
- Phản ứng nặng: Sốt cao kéo dài cần nhập viện, sốc phản vệ rất hiếm gặp.
Những điều cần lưu ý
Hoàn thành miễn dịch cơ bản trước 6 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 liều bổ sung để kéo dài miễn dịch bảo vệ. Td được dùng để tiêm nhắc lại bạch hầu và uốn ván cho trẻ trên 7 tuổi.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Phòng khám da liễu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Chuyên gia cho làn da của bạn
- Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
- Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
- Phòng khám Sản - Phụ khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Uy tín hàng đầu - Chất lượng vượt trội
- Truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên tại thành phố Uông Bí
- Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả