Ca bệnh "siêu lây nhiễm": Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch
Dịch Covid-19 đang ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp và khó lường, trong đó ghi nhận hiện tượng: Một số ca bệnh dù chỉ ở trong cộng đồng một thời gian ngắn nhưng đã lây nhiễm cho rất nhiều người (được gọi là siêu lây nhiễm), trường hợp ca bệnh thứ 31 ở Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Ngược lại, cũng có những ca bệnh dù tiếp xúc với nhiều người nhưng lại không hề lây nhiễm cho bất kỳ ai. Có thể kể đến trường hợp của một cặp vợ chồng ở bang Illinois, Mỹ. Theo đó, vào ngày 23/1, người vợ trở về từ Vũ Hán và đã trở thành trường hợp đầu tiên ở bang này mắc Covid-19. Chỉ 7 ngày sau, người chồng cũng đã được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2. Khi nhập viện 2 vợ chồng đều trong tình trạng ốm nặng. Điều bất ngờ là sau khi tiến hành truy vết, lực lượng chức năng xác định 372 người là F1, nhưng sau đó không một ai nhiễm bệnh.
Hiện tượng đối lập này đã đặt ra cho các nhà khoa học một câu hỏi: Liệu khả năng lây truyền dịch bệnh có sự khác nhau ở mỗi người?
Dựa theo các số liệu tính đến thời điểm hiện tại, câu trả lời đang thiên về đáp án “Có”. Theo các nhà khoa học, ca bệnh siêu lây nhiễm, trung tâm của sự kiện siêu lây nhiễm, đóng vai trò mấu chốt cho diễn biến của sự kiện này, nói rộng ra là diễn biến dịch của cả một khu vực. Bên cạnh ca bệnh siêu lây nhiễm, những người nằm ở cuối chuỗi lây nhiễm (những người nhiễm bệnh nhưng không lây lan cho người khác), cũng đóng một vai trò quan trọng cho các nhà dịch tễ học xác định thời điểm sự kiện lây nhiễm xảy ra, cũng như khoanh vùng, áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch.
Nhìn lại đại dịch MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông), việc virus MERS-CoV (họ hàng gần với SARS-CoV-2) lây lan mạnh ở Hàn Quốc được châm ngòi chỉ bởi 3 ca bệnh. Theo tính toán 75% các ca bệnh ở Hàn Quốc lúc bấy giờ, sau khi thực hiện truy vết, đều có liên quan đến 3 ca siêu lây nhiễm này. Dịch MERS bùng phát tại xứ sở kim chi vào năm 2015, khi một người đàn ông 68 tuổi bị nhiễm bệnh trong những ngày du lịch tại vùng Trung Đông. Khi về nhà, ông ta đã lây nhiễm trực tiếp cho 29 người khác, 2 trong số 29 người này lại tiếp tục lây nhiễm cho 106 người.
Một họ hàng gần khác với với Covid-19 là SARS, bùng phát năm 2003, cũng ghi nhận trường hợp siêu lây nhiễm, đó là bệnh nhân đầu tiên ở Hong Kong đã lây trực tiếp cho 125 người khác. Các trường hợp khác bao gồm: Sự kiện 180 người trong một khu dân cư bị lây nhiễm ở Hong Kong; sự kiện 22 người bị lây nhiễm trên một chuyến bay từ Hong Kong đến Bắc Kinh.
“Nếu người bị nhiễm Covid-19 là một ca bệnh siêu lây nhiễm, việc truy vết các trường hợp tiếp xúc gần là điều đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nếu người này lại là trường hợp đối lập với siêu lây nhiễm, vì một lý do nào đó mà không phát tán virus, thì truy vết là một giải pháp lãng phí. Vấn đề rắc rối ở đây là chúng ta ít khi phân biệt được 2 trường hợp này” – Nhà miễn dịch học Jon Zelner, Đại học Michigan, cho biết.
Về quan điểm của mình, GS Martina Morris, chuyên gia thống kê và xã hội học đến từ Đại học Washington, nhận định: “Chắc chắn phải có một mối liên kết hay một đặc điểm chung nào đó của những ca bệnh siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có dữ liệu độc lập về vấn đề này”.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, rất dễ nhầm lẫn giữa một ca bệnh siêu lây nhiễm và một sự kiện lây nhiễm theo dây chuyền tại nơi đông người, bởi lúc này khả năng phát tán mầm bệnh nhiều hay ít của một cá nhân gần như không đóng vai trò gì đánh kể. “Trong một căn phòng đông người, nếu bạn là người đầu tiên nhiễm bệnh và đó lại là một dịch bệnh dễ lây lan, bạn sẽ được xem như một trường hợp siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, bất cứ ai trong căn phòng cũng có thể đóng góp tương đương vào sự kiện lây nhiễm này. Bạn chỉ đơn giản là người đầu tiên trong một chuỗi lây nhiễm liên hoàn mà thôi” - GS Martina Morris nói.
Lịch sử y học cũng đã chứng kiến nhiều căn bệnh truyền nhiễm, có tồn tại yếu tố siêu lây nhiễm, điển hình như bệnh lao hay bệnh sởi. Trường hợp của nữ đầu bếp Mary Mallon vào những năm đầu thế kỷ 20 là một ví dụ. Được biết, người phụ nữ này đã lây lan bệnh thương hàn cho hơn 50 người khác. Điều đặc biệt là Mary lại không hề có triệu chứng bệnh.
Đối với các trường hợp có khả năng lây truyền dịch bệnh mạnh hơn bình thường, quan điểm chung của nhiều chuyên gia là họ có khả năng phát tán tải lượng virus cao hơn trong các giọt dịch hô hấp hoặc khí dung. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề có quá ít nghiên cứu để có thể khẳng định về cơ chế. Trước đó, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời điểm khoảng 3 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh là lúc bệnh nhân Covid-19 lây lan virus SARS-CoV-2 mạnh mẽ nhất.
Theo TS Jennifer Layden, khả năng lây nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khoảng cách với những người xung quanh? Người nhiễm bệnh có ho hay hắt hơi hay không? Các biện pháp phòng hộ có được áp dụng? Những người tiếp xúc với ca bệnh có thuộc diện dễ bị lây nhiễm (cao tuổi, có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu)?
Trong khi việc có hay không các bệnh nhân siêu lây nhiễm vẫn chưa thực sự sáng tỏ, theo giới chuyên môn, các biện pháp như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân hay giãn cách xã hội vẫn là những gì tốt nhất mà chúng ta có ở thời điểm hiện tại, để kiểm soát dịch bệnh này.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025