8 bí quyết giữ sức khỏe trong ngày nắng nóng
Nắng nóng oi bức đã trở thành một chủ đề mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong những ngày gần đây. Từ các văn phòng công sở, các lớp học, hay trên các trang mạng xã hội, vấn đề thời tiết đã trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Với mức nhiệt ở ngoài trời là 37-38 độ C thì thời tiết đã thực sự ảnh hưởng đến đời sống, công việc cũng như sức khoẻ của mọi người, đặc biệt là với trẻ em và người già. Nên để tránh bị mất nước, mất muối hay say nắng trong những ngày hè sắp tới, bạn nên ghi lại một số lưu ý nhỏ sau đây nhé.
1. Uống nhiều nước
Trời nóng làm cơ thể mất nước nhiều hơn nên tất nhiên là bạn phải tăng cường nạp thêm nước để bù vào lượng nước đã mất.
Theo tính toán, cứ khoảng 0.9 kg cân nặng cần 28.4ml nước. Như vậy mỗi ngày, một người nặng khoảng 58 kg cần uống ít nhất 8 ly nước cỡ trung bình. Khi trời quá nóng, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng lưu ý không nên uống thêm quá nhiều vì có thể phản tác dụng, khiến bạn gặp các vấn đề khác.
Nghệ thuật uống nước là nhấp từng ngụm nhỏ, tránh uống ừng ực.
Nhiều người vẫn nghĩ một cốc bia mát lạnh có thể nhanh chóng giải nóng. Tuy nhiên, trên thực tế, cồn có thể làm khô cơ thể nên bạn cần hạn chế dùng bia. Nước lọc vẫn là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp ngán không muốn uống nhiều nước, bạn có thể thay thế bằng nước giải khát không có carbonat, ví dụ như nước trái cây.
2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát, đặc biệt là salad và trái cây có lượng nước nhiều.
Bạn có thể uống thêm viên bổ sung muối để cân bằng các khoáng chất bị mất qua mồ hôi. Tuy nhiêu, điều này cũng không bắt buộc vì hầu hết thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày đã có đủ lượng muối cần thiết.
3. Tránh xa ánh nắng
Nên tìm các bóng cây để trú nắng. Nếu bạn bắt buộc phải ra nắng thì cần đảm bảo chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15.
Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.
4. Lưu ý về việc tập luyện
Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, bạn có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng.
Nếu bạn thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu bạn thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt.
5. Mặc trang phục mát
Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể hấp thụ nhiệt.
Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kiếng mát để bảo vệ mắt. Tắm nước mát hoặc tắm dưới vòi sen. Thường xuyên rắc nước lên da, quần áo hoặc giữ một tấm vải ẩm phía sau cổ.
6. Giữ nhà cửa thông thoáng
Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà.
Bạn cũng có thể để cửa sổ mở nguyên đêm nhưng tất nhiên là phải cẩn trọng an ninh. Bật quạt hoặc máy điều hòa không khí nếu có và lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng.
7. Tránh “bẫy nhiệt”
Tránh những nơi có ít bóng mát và thông gió kém, chẳng hạn như garage để xe ô tô. Nếu được, bạn cố gắng ở trong môi trường có điều hòa nhiệt độ.
Nếu bắt buộc phải di chuyển trong môi trường nóng và ngột ngạt, bạn nhớ mang theo nước uống. Còn trường hợp phải di chuyển xa, cần nghỉ ngơi nhiều lần để hít thở khí trời, góp phần tỏa nhiệt cho cơ thể.
8. Chăm sóc đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương
Trẻ em dưới 4 tuồi, người lớn trên 65 tuổi, người thừa cân hoặc các bệnh nhân là đối tượng thích nghi chậm khi nhiệt độ thay đổi. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do hệ thống tỏa mồ hôi của cơ thể các bé chưa phát triển.
Các trò chơi vận động cũng như thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, nên phải tắm rửa thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể. Nên tắm nước mát vừa phải, không tắm ngay khi vừa đi nắng về và khi đang đổ mồ hôi, dễ khiến trẻ bị ốm
Mùa hè nắng nóng cung là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh, dễ gây mất nước, nhiễm trùng và sốt cho trẻ. Do vậy, lưu ý trẻ luôn uống nước thường xuyên, bổ sung nước trái cây tươi tăng cường vitamin. Nhớ cắt móng tay của trẻ thật ngắn và cho trẻ rửa tay trước khi ăn uống để tránh nguy cơ bị tiêu chảy, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh, nước đá.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện