6 thiết bị y tế tốt cho các nước đang phát triển
Thiết bị chữa bệnh vàng da
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, căn bệnh vàng da ảnh hưởng tới 13 triệu trẻ em, 9 triệu trong số này là ở các nước đang phát triển. Để khắc phục căn bệnh nói trên, phương pháp đơn giản nhất là dùng ánh sáng xanh, vì vậy, các nhà khoa học đã chế tạo ra các thiết bị sử dụng liệu pháp quang trị (Phototherapy device) để tắm cho trẻ trong môi trường ánh sáng xanh tăng cường. Liệu pháp này có tác dụng bẻ gãy mối liên kết bilirubin giúp chất này được đào thải dễ dàng. Các loại máy dùng ánh sáng xanh của các bệnh viện hiện đại rất đắt, giá tới trên 3.000USD và sử dụng nguồn điện lớn, nhưng thiết bị mới nói trên có tên D-Rev chỉ có giá 350USD. D-Rev sử dụng các bóng đèn LED vừa rẻ lại có thể kéo dài tuổi thọ 30.000 - 50.000 giờ, cao gấp 10 lần các bóng đèn CFL dùng trong các máy truyền thống. D-Rev rất cơ động và được xem là giải pháp tình thế chữa bệnh rất tốt cho người dân ở các nước nghèo, vì vậy tại Ấn Độ hiện nay người ta đã đưa thiết bị này vào sử dụng đại trà.
Khớp gối nhân tạo

Khớp gối nhân tạo làm bằng plastic
Để thay được khớp gối nhân tạo bằng công nghệ cao, người bệnh phải bỏ ra ít nhất 100.000USD (trên 2,2 tỷ VND), nhưng mới đây tại Ấn Độ, người ta đã đưa ra thị trường một loại khớp gối nhân tạo giá chỉ có 20USD có tên JaipurKnee. Đây là sản phẩm của một sinh viên ĐH Stanford, sản phẩm có giá thành thấp, bền, chịu được mọi môi trường kể cả đường lầy lội. Nó có cấu trúc đơn giản gồm 5 miếng nhựa và 4 chiếc vít nên có thể sản xuất được hàng loạt, đặc biệt là hợp với túi tiền của nhiều người nghèo. Tại Ấn Độ hiện nay đã có tới trên 1.300 người sử dụng sản phẩm khớp gối nhân tạo nói trên.
Xe lăn đòn bẩy

Thay vì sử dụng những loại xe lăn đắt tiền, giá từ 2.000 - 5.000USD, các chuyên gia ở phòng thí nghiệm Mobility Lab thuộc Viện công nghệ Massachussett Mỹ (MIT), đứng đầu là kỹ sư Amos Winter đã thiết kế và cho ra đời một loại xe lăn dạng đòn bẩy có tên Leveraged Wheelchair phù hợp với đường đất ở những nước đang phát triển, kể cả đường dốc ghồ ghề với giá chỉ 200USD. Người dùng chỉ cần chuyển đổi bánh răng bằng cách dùng tay để nâng hạ cần hai bên là xe đi nhanh hay chậm. Phương pháp dùng đòn bẩy có tác dụng điều chỉnh tốc độ phù hợp với mọi địa hình, xe đã được thử nghiệm tại Kenya, Ughanda và Tanzania đạt hiệu quả cao, phù hợp với nhóm người nghèo bị tàn tật để làm phương tiện đi lại và lao động.
Phương pháp kiểm tra thuốc thật, giả
Để chống nạn hàng giả, hàng nhái, các hãng sản xuất dược phẩm thường phải dùng đến kỹ thuật đắt tiền. Ví dụ như kỹ thuật tích hợp hình ảnh 3 chiều trên nhãn mác hoặc thẻ RFID nhưng nhược điểm là đắt tiền, không phù hợp với các nước đang phát triển. Để khắc phục tình trạng này, công ty Pedigree của Mỹ đã cho ra đời một giải pháp đơn giản có tên Pedigree. Đây là hệ thống phát hiện nhanh thuốc thật, thuốc giả qua nhắn tin text message. Phương pháp này kết hợp giữa điện thoại di động, điện toán đám mây và mã 10 chữ số trên nhãn mác thuốc. Thông thường, các hãng sản xuất đều có ghi mã số trên các sản phẩm của mình nên người dùng chỉ cần ghi vào điện thoại di động và gửi qua dịch vụ SMS miễn phí, kết quả sẽ nhận được câu trả lời đúng hoặc sai. Được biết, Pedigree hiện đang hợp tác với hãng Hewlett Packerd và một số hãng dược phẩm khác để thương mại hóa chương trình này tại châu Phi, giúp người dân ở đây đối phó với nạn thuốc sốt rét, thuốc đau dạ dày... giả đang có chiều hướng phát triển, gây bức xúc tại khu vực này.
Thiết bị tiệt khuẩn dụng cụ y tế bằng năng lượng mặt trời

Nhóm chuyên gia đến từ Đại học Rice (Mỹ) mới đây đã chế tạo thành công một thiết bị tiệt khuẩn dụng cụ y tế có tên Solarclave dùng năng lượng mặt trời. Đây là thiết bị khử khuẩn không cần nguồn điện truyền thống nên rất phù hợp với những vùng sâu, vùng xa hẻo lánh ở các nước đang phát triển. Nó đã được Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) kiểm chứng đạt yêu cầu. Ưu điểm của Solarclave là dùng năng lượng mặt trời, kim loại tái chế và các hạt nano carbon. Khi hòa trộn trong dung dịch nước, các hạt nano hấp thụ năng lượng nhanh hơn chất lỏng. Ánh nắng mặt trời sẽ được gom vào gương dạng chảo làm cho dung dịch nóng lên và chuyển đổi các phân tử nước thành hơi nước nên có hiệu quả sử dụng năng lượng rất cao, có khả năng diệt khuẩn Geobacillus stearothermophilus, loài khuẩn rất khó tiêu diệt bằng nhiệt.
Sản xuất băng vệ sinh từ cây chuối
Ở các nước phát triển, phụ nữ sử dụng băng vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt là chuyện nhỏ nhưng ở các nước đang phát triển, nhất là những nước nghèo thì không hề nhỏ chút nào, thậm chí có người còn không đủ tiền để mua băng và hậu quả mắc phải nhiều căn bệnh viêm nhiễm do vệ sinh không đảm bảo gây ra. Một trong những mẹo hay tận dụng tối đa cây chuối để sản xuất băng vệ sinh đã được nữ kỹ sư Viện MIT của Mỹ, Katie Smyth nghĩ ra, đó là chiếc máy có tên Komera có thể biến cây chuối, quả chuối thành băng vệ sinh cho phụ nữ. Cỗ máy này của Smyth rất đơn giản, có thể chế tạo tại chỗ, giá khoảng 1.000USD, chưa kể tiền điện. Smyth hiện đang nghiên cứu tiếp để có thể sản xuất băng vệ sinh từ nhiều loại cây trồng khác có sẵn tại các nước đang phát triển. Những cỗ máy đầu tiên hiện đang được thử nghiệm tại Rwanda và cho kết quả tốt, sản phẩm vừa rẻ tiền lại đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế của những người dân địa phương.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025