5 vấn đề cấp bách trong kỷ nguyên hậu kháng sinh
Tờ DailyMail của Anh vừa cho biết, một nhóm nhà khoa học quốc tế đang tiến gần tới việc tìm ra một loại “siêu kháng sinh” có tên Teixobactin có thể trị “bách bệnh”. Nhân sự kiện này, tạp chí Howstuffworks của Anh đã cập nhật 5 vấn đề cấp bách trong kỷ nguyên hậu kháng sinh con người cần biết và hành động.
Vi khuẩn sẽ thắng thế nếu chưa tìm được kháng sinh mới
Ngay từ thập niên 90 ở thế kỷ trước, giới vi trùng học đã cảnh báo vi khuẩn đã vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, đặc biệt là tuột khỏi tầm tay kháng sinh, vì vậy, các loại bệnh thông thường cũng có thể đe dọa mạng sống của con người. Đây là mối đe dọa mang tính toàn cầu và đang có chiều hướng đi vào chiều sâu.
Nhóm kháng thể người (protein hình chữ Y) đang tăng tốc để kháng khuẩn và virut ngoại lai thâm nhập vào cơ thể.
Giống như các sinh vật khác, để tồn tại, vi khuẩn phải tiến hóa, chúng sẽ trở nên “khỏe hơn”, chưa kể những đột biến di truyền ở động vật chủ, làm cho thuốc kháng sinh trở nên ít tác dụng. Vi khuẩn nhạy cảm với thuốc kháng sinh sẽ bị tiêu diệt đầu tiên, nhưng những dòng khuẩn khỏe hơn sẽ kháng thuốc và tái tạo, cho ra một thế hệ khuẩn khỏe hơn, khó điều trị hơn. Điều này nếu xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại làm cho thuốc kháng sinh mất tác dụng và tạo ra những loại siêu khuẩn có mức độ tàn phá ghê gớm như vi trùng S.aureus kháng thuốc methicilline (MRSA-Methicillin resistant Staphylococcus aureus) hay vi khuẩn sống trong ruột như Escherichia coli và Klebsiella hoặc khuẩn lậu có mức độ nguy hiểm hơn cả dịch HIV/AIDS. Hàng năm, riêng tại Mỹ, các loại siêu khuẩn này đã cướp đi trên 23.000 sinh mạng con người. Chưa hết, nó còn làm cho các loại thuốc quý trị bệnh lao, sốt rét và HIV/AIDS trở nên kém hiệu quả, thậm chí vô tác dụng.
Chi phí trị bệnh nhiễm khuẩn ngày càng cao
Kháng sinh thực sự giúp con người giải quyết được nhiều vấn đề, tránh được nhiều ca phẫu thuật, thậm chí còn hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn khi phẫu thuật. Nhưng khi kháng sinh không còn phát huy được tác dụng thì nó lại gây tác dụng ngược, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhân loại, nhất là ở các nước đang phát triển.
Số lượng các siêu khuẩn xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi đó, số lượng thuốc kháng sinh mới được Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt ngày càng giảm, chủ yếu là do lợi nhuận thu hẹp nên chi phí đầu tư bị cắt giảm. Để đối phó, tại Mỹ, người ta chi nhiều tiền hơn để đối phó với những căn bệnh nhiễm khuẩn, giảm chi phí đối với các bệnh khác. Nhiều người mắc bệnh buộc phải tìm đến phẫu thuật, song chi phí vừa cao lại kém hiệu quả, nhất là khi nạn khuẩn khác thuốc gia tăng. Điều đó cho thấy, chi phí điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngày càng cao, nhất là khi thuốc kháng sinh không còn hiệu quả, ví dụ sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống kém tác dụng buộc người ta phải tiêm tĩnh mạch, kể cả những căn bệnh thông thường như nhiễm khuẩn tai.
Sử dụng virut đặc biệt Bacteriophages để tấn công vi khuẩn
Bacteriophage, viết tắt là phage, còn gọi với cái tên quen thuộc là thể thực khuẩn, một loại virut đặc biệt chuyên tấn công vi khuẩn, nó chỉ sống được khi ký sinh vào cơ thể vi khuẩn. Hiểu một cách nôm na là vi khuẩn cũng bị bệnh và tác nhân gây bệnh cho chúng chính là phage. Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage phân bố rộng rãi trong tự nhiên, chúng được phát hiện đầu tiên bởi nhà khoa học người Anh Frederick Twort (1877-1950) ở tụ cầu khuẩn năm 1915, sau đó được nhà khoa học người Canada Felix d’Hérelle (1873-1949) xác định được là virut ký sinh trên vi khuẩn được gọi là Bacteriophage.
Tuy Bacteriophage không gây hại cho người hay động vật, song điều này cho thấy các loại siêu khuẩn đang tiến hóa phức tạp và như vậy, thuốc kháng sinh sẽ trở nên vô dụng, buộc con người phải tìm ra thế hệ kháng sinh mới mạnh hơn. Trớ trêu, thuốc kháng sinh càng mạnh thì “hại nhiều hơn lợi”. Thay vì tấn công tế bào vi khuẩn, nó lại tấn công tế bào của chính cơ thể con người. Và cũng để thay kháng sinh, khoa học bắt đầu quay sang dùng liệu pháp Bacteriophage để diệt vi khuẩn. Lợi thế của liệu pháp này ở chỗ, thể thực khuẩn phát triển cùng với vi khuẩn, làm cho việc kiểm soát vi khuẩn tốt hơn. Nó chỉ nhắm đến các vi khuẩn xấu mà không gây hại đến các bộ phận khác của cơ thể, kể cả vi khuẩn thân thiện. Bacteriophage sản xuất ra enzym gọi là lysins có thể xuyên qua thành tế bào vi khuẩn cho đến khi chúng vỡ và giết chết thủ phạm gây nhiễm trùng. Ý tưởng sử dụng virut để trị vi khuẩn được đưa ra trước khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, nhưng ngày nay mới được đưa vào thực hành.
Sử dụng Bacteriosins và Peptides
Bacteriosins và Peptides được xem là những vũ khí mới trong cuộc chiến hậu kháng sinh của nhân loại trong tương lai. Thông thường, khi lây nhiễm, mọi người thường nghĩ đến việc phải tiêu diệt vi khuẩn nhưng điều này không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực, mà thay vào đó, người ta dùng giải pháp “độc trị độc”. Một số vi khuẩn có thể sản xuất độc tố kháng khuẩn, có tên Bacteriocins, chúng dùng chính độc tố này để tiêu diệt kẻ thù, đặc biệt trong môi trường thức ăn khan hiếm. Tương tự, ở con người cũng vậy, người ta cho thêm khuẩn vào cơ thể để trị nhiễm khuẩn và một khi nhiễm khuẩn biến mất thì con người sẽ khỏi bệnh.
Một liệu pháp thay thế kháng sinh đầy hứa hẹn khác là sử dụng các cation hoặc peptide kháng khuẩn. Peptide là các protein siêu nhỏ, những chất kháng khuẩn có khả năng tiêu hủy hàng cụm vi khuẩn bằng cách làm gián đoạn thông tin giữa các tế bào và tiêu diệt chúng thông qua cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để quét sạch nhiễm khuẩn. Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể là một tiêu chí quan trọng của cuộc chiến chống nhiễm khuẩn trong tương lai. Ngoài việc sử dụng các peptide cation để dỗ hệ thống miễn dịch y học còn sử dụng giải pháp dùng kháng thể của con người để xác định sự thâm nhập tế bào vi khuẩn tại các vị trí nhiễm trùng, giúp tạo tín hiệu để hệ thống miễn dịch thâm nhập và phá hủy. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy giải pháp này rất khả thi, mang lại nhiều kết quả hứa hẹn.
Và đến lúc con người phải hành động ngay
Ngoài những vấn đề nêu trên, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng, chính con người cần phải hành động ngay. Rất đa dạng như tuyên truyền để mọi người hiểu về thời hậu sinh khác hẳn với “kỷ nguyên vàng” những năm đầu thế kỷ XX khi penicillin được ra đời. Mọi người cần được tuyên truyền để phòng chống bệnh một cách hiệu quả. Ví dụ như nghỉ ngơi, ăn uống cân bằng khoa học, duy trì cuộc sống vận động, năng luyện tập... Tất cả những việc này là để tăng sức đề kháng, duy trì vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống chín, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khi dùng thuốc, nhất thiết phải tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên môn, không nên lạm dụng thuốc, uống đủ liều, đủ thời gian, nhất là thuốc kháng sinh. Cuối cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi có dịch, cần dập tắt sớm, tránh để lây lan trên diện rộng.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức trao quà tri ân nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thương binh - Liệt sĩ
- CDC Quảng Ninh – điểm đến thực tập mới cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa