Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Tự chẩn đoán bệnh cho bé qua màu sắc phân đi tiêu

Cập nhật: 14/11/2011 | 8:39:50 PM

Muốn tinh ý nhận ra những thay đổi và các bệnh tật trong cơ thể bé, các phụ huynh hàng ngày đừng bỏ qua việc đi tiêu của con em mình nhé.

Sự lưu ý đặc biệt này của phụ huynh sẽ rất tốt để phát hiện được những bất thường về tình trạng sức khỏe của con để từ đó cho con thăm khám bác sĩ hoặc tìm chọn những biện pháp điều trị thích hợp.

Vì sao phân của bé lại có sự thay đổi liên tục?

Nếu như bạn thường theo sát việc ăn ở và đi tiêu của con, bạn sẽ thấy màu sắc và tình trạng phân của bé có sự thay đổi liên tục.

Khi trẻ mới chào đời, bé sẽ thải ra phân su. Những phân su này thường có màu đen, dính dính và không mùi.

Khi còn trong tháng, trẻ lại bắt đầu thay đổi màu sắc của phân. Lúc này bé thường có phân màu vàng kim hoặc vàng nâu mà dân gian vẫn gọi là màu hoa cà hoa cải. Khi ấy chúng có mùi chua chua.

Nhưng khi bé đã bắt đầu ăn dặm, phân của bé sẽ đặc hơn và có mùi thối. Nguyên nhân là do những thực phẩm bé ăn hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc và mùi vị của phân. Phân có thể có màu đen, màu hồng, hồng xám… và bé thường đi tiêu 1 -2 lần/ ngày.

Tự chẩn đoán bệnh cho bé qua màu sắc phân đi tiêu

Nếu một thời điểm nào đó trong cuộc sống, bé nhà bạn có những dấu hiệu khi đi ngoài dưới đây thì bạn hãy sớm nhận biết và tự chẩn đoán bệnh cho con mình nhé.

Nếu tình trạng màu sắc và trạng thái phân của bé thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu lạ như đi nước, đi ra máu tươi, đi ra dịch nhầy... thì bạn hãy cẩn thận cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. 

tu_chan_doan_benh_cho_be_qua_mau_phan_1

Phân cứng và bé khó đi tiêu: Bé đang bị táo bón.

1. Phân màu xanh sẫm, hơi nhầy: bé đang bị rối loạn tiêu hóa.

2. Phân màu trắng nhạt: cẩn thận với tình trạng gan có vấn đề hoặc trẻ bị tắc ống mật.

3. Phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi tiêu nhiều lần/ngày: mẹ bé nên kiểm tra xem bé có bị lạnh bụng khi ngủ không.

4. Phân màu vàng nhạt, lỏng và lổn nhổn thức ăn, có mùi thối: trẻ ăn quá nhiều và quá nhanh. 

5. Phân sống, có bọt: bé đã ăn nhiều chất đường và chất bột.

6. Phân lỏng toàn nước và đi tiêu quá nhiều lần/ ngày: Bé có thể bị ngộ độc thức ăn.

7. Phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tả

8. Phân cứng và bé khó đi tiêu: Bé đang bị táo bón.

9. Phân có máu tươi xen lẫn nhầy, nôn trớ: bé bị lồng ruột hoặc bệnh lỵ. 

tu_chan_doan_benh_cho_be_qua_mau_phan
Nếu tình trạng màu sắc và trạng thái phân của bé thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu lạ như đi nước, đi ra máu tươi, đi ra dịch nhầy... thì bạn hãy cẩn thận cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

(Nguồn: nhipcausuckhoe.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014