Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Tránh lỗi cho người mới làm mẹ

Cập nhật: 3/11/2011 | 7:46:56 AM

Lỗi "cổ điển" thứ nhất không ít ông bố, bà mẹ mắc phải là tin vào những điều họ nghe được.

Trong những tuần đầu làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều những lời khuyên từ mọi người xung quanh. Có thể đó là những ý kiến trái nhiều nhau: mẹ bạn khuyên bạn ngủ cùng em bé sơ sinh, trong khi đó cô bạn thân lại nhắc bạn cần cho bé ngủ riêng; chị gái bạn bảo không để em bé mút ti giả nhưng cô bạn đồng nghiệp lại khăng khăng: “Cho bé mút ti giả đi”. Nếu bạn làm theo mọi lời khuyên của người khác, tức là bạn sẽ bị rối bời trong “ma trận” những lời khuyên.

“Quyết định thế nào là vấn đề của bạn” – Alvin Rosenfiel (một bác sĩ tâm lý trẻ em) cho biết. Hãy tận dụng “bản năng” và sáng tạo trong vai trò làm mẹ của mình. Bạn bè và người thân có thể cung cấp những kinh nghiệm chăm con nhỏ hữu ích nhưng hãy nhớ rằng, bạn mới biết thế nào là tốt nhất cho bé nhà bạn.

Chăm con hết thời gian mà mình có

Cho dù bạn rất yêu con và khao khát với kế hoạch tự chăm con tỉ mỉ thì việc nuôi dưỡng một em bé cũng không giống như một kỳ nghỉ. Chăm con luôn khiến bạn stress, mệt mỏi và thậm chí không có khái niệm ngày nghỉ cuối tuần.

Hãy bắt đầu kế hoạch thư giãn cho chính bạn, khi có điều kiện: gặp gỡ bạn bè cũ, đi ăn hàng trong tháng... miễn không trùng với lịch chăm con của bạn. Thiết lập những phần việc nho nhỏ mỗi ngày: đi dạo, “chat chit” trên mạng, gọi điện hỏi thăm bạn bè, người thân...

Tránh lỗi cho người mới làm mẹ, Làm mẹ, lan dau lam me, loi cho nguoi moi lam me, lam me lan dau, sai lam khi lam me, lam me, nuoi day con, bao phu nu, cham soc tre so sinh, cham soc tre 6 thang
Trong những tuần đầu làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều những lời khuyên từ mọi người xung quanh. (Ảnh minh họa).

Quên chồng

Sau một ngày mệt nhoài với việc cho con bú, thay tã, bế ẵm... bạn chẳng còn tâm trí nghĩ tới chồng. Đó cũng là điều dễ hiểu. Quá trình chuyển đổi từ một tổ ấm với 2 thành viên lên 3 người là một thách thức với hôn nhân. Cũng không có gì bất thường nếu chồng bạn luôn căng thẳng và có cảm xúc ghen tỵ với con nhỏ.

Nhưng bạn cần coi việc chăm chồng là một ưu tiên. Nếu có điều kiện, bạn nên tìm thuê người trông bé. Hãy sắp xếp để có ít nhất 1 đêm trong tuần “hẹn” chồng bạn trên giường. Hãy tập trung vào chồng của bạn và biến chuyện này thành một thói quen.

Không nghĩ gì đến bản thân

Elizabeth Silk (một nhà tâm lý trị liệu ở New York) gợi ý: “Sau thời gian sinh nở, người mẹ nên có thời gian chăm chút cho chính mình. Đó là một điều cần thiết, không phải "tội lỗi". Hãy dành thời gian để đi đến một spa, một lớp học yoga hay trung tâm thể dục thẩm mỹ dành cho phụ nữ sau sinh. Bạn cần phải “nuôi dưỡng” chính mình. Không nên để bản thân luôn u uất, không vui. Khi bạn hạnh phúc hơn nghĩa là bạn sẽ làm mẹ tốt hơn.

Không chia trách nhiệm trông con cho chồng

Bố, mẹ phải có trách nhiệm như nhau với việc nuôi dưỡng con nhỏ. Do đó, không “đóng cửa” chuyện chăm con với chồng bạn. Hãy để anh ấy tham gia vào việc nuôi con, cho dù đó là cách của riêng anh ấy.

Nhiều người vợ “độc quyền” trong việc chăm em bé bởi họ thay tã cho con nhanh hơn và tắm cho con “chuyên nghiệp” hơn. Tuy nhiên, chồng của bạn cũng cần phải thực hiện những kỹ năng này. Chăm con luôn luôn là quá sức cho phụ nữ nếu phải làm một mình.

Trong khi chồng chăm con, bạn cần tránh chỉ trích, soi mói hoặc liên tục chỉ dẫn. Một số người mẹ nói rằng chồng mình không bao giờ chịu chăm con nhưng thực ra, họ đâu có cho đối phương cơ hội làm điều này.

(Nguồn: eva.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014