Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Cách phát hiện, chữa trị và đề phòng béo phì ở trẻ em

Cập nhật: 10/4/2012 | 6:53:45 PM

Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân ở trẻ rồi. Tuy nhiên ở những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại.

Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số cơ thể (c.s.c.t) được đo bằng tỷ số:

C.s.c.t = cân nặng (tính bằng kg) / [chiều cao (tính bằng M)]2

Đồ thị ghi sự biến đổi của các chỉ số cơ thể của trẻ phải được ghi lại theo thời gian thường là 1 tháng 1 lần và có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm. Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique).

Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

- Tôn trọng một nhịp độ (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ (legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà, bánh kẹo...

- Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày.

- Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng... chỉ 1 lần/ngày.

- Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)...

- Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.

- Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt...

Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ở tuổi lên 1, khẩu phần  chất protein (đạm) của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày, đến 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày.

Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội...), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.

(Nguồn: nhipcausuckhoe.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014