Trẻ nào cần tiêm văcxin sởi - rubella?
![]() |
Từng xảy ra quá nhiều sự việc khiến việc tiêm ngừa trở thành nỗi sợ hãi của nhiều gia đình. Vì thế, việc tuyên truyền cần rõ ràng, dễ hiểu cho mọi người - Ảnh: Hữu khoa |
Đây là chiến dịch nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2014-2015 triển khai tiêm hết cho 23 triệu trẻ em ở độ tuổi 1-14 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng có cần phải tiêm cho tất cả 23 triệu cháu? Công tác truyền thông cần chính xác và cẩn trọng để tránh nhầm lẫn và lãng phí.
Thực tế có một tỉ lệ khá lớn các cháu, nhất là các cháu ở các thành phố lớn, đã được tiêm dịch vụ đủ hai liều văcxin phối hợp “3 trong 1” (SQR, ngừa ba bệnh sởi - quai bị - rubella). Nhiều cháu tiêm mũi sởi đơn 9 tháng ở phường, sau đó tiêm dịch vụ hai lần SQR.
Cả ba bệnh SQR chỉ cần tiêm hai liều đúng độ tuổi từ 12 tháng đến 3-5 tuổi là đủ bảo vệ suốt đời.
Điều quan trọng khi triển khai chiến dịch là cần sàng lọc đối tượng chưa hoặc đã tiêm đủ (kể cả dịch vụ), xác định và khoanh vùng ưu tiên địa bàn nông thôn và miền núi, xác định độ tuổi. Cần ưu tiên các cháu sinh trước năm 2007.
Theo báo cáo của EPI Việt Nam và khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới, từ 2009-2013 tỉ lệ tiêm mũi hai văcxin sởi (MCV2) của Việt Nam luôn đạt trên 83% cho độ tuổi <24 tháng, mũi 1 (MCV) luôn đạt trên 90%.
Từ 2007-2013, EPI-VN đã tiêm hai mũi văcxin sởi miễn phí cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Mặt khác, trong vụ dịch sởi 2013, Cục Y tế dự phòng vừa triển khai “tiêm vét” sởi đơn, số lượng lớn các cháu từ 9 tháng tuổi đã được tiêm. Một đứa trẻ chỉ cần tiêm hai liều trước 4 tuổi là đủ ngừa bệnh sởi nếu văcxin đảm bảo chất lượng và kỹ thuật tiêm đúng.
Như vậy, theo lịch tiêm chủng và thực tế hiện hành, đa số trẻ em đã đủ liều ngừa bệnh sởi. Nếu tiêm đại trà loại văcxin “2 trong 1” (SR) thêm một mũi nữa thì vừa thừa vừa thiếu. Thừa mũi văcxin sởi (đến 3, 4 mũi) mà thiếu văcxin quai bị.
Riêng bệnh rubella và quai bị, EPI-VN chưa chính thức đưa vào chương trình sau 30 năm thực hiện. Điều đó không có nghĩa là tất cả 23 triệu trẻ em (1-14 tuổi) hiện nay chưa có ai tiêm ngừa rubella (và quai bị).
Thực tế từ những năm 1990, cùng với EPI, y tế dự phòng các địa phương, các viện VSDT đã mở dịch vụ tiêm chủng cho mọi lứa tuổi. Rubella đơn và quai bị đơn tiêm hai mũi rất phổ biến. Từ năm 2000, loại văcxin đơn giảm dần và được thay loại “3 trong 1” (SQR). Quai bị đơn chỉ tiêm cho bé trai.
Để ngừa hai bệnh này cho các cháu, nhiều gia đình đã cho con em tiêm dịch vụ loại văcxin phối hợp ngừa ba bệnh trong một mũi tiêm (hoặc quai bị đơn và rubella đơn) trước 14 tuổi.
Cả ba bệnh này có cơ chế lây truyền và phát bệnh giống nhau. Văcxin cũng giống nhau về nguyên lý sản xuất. Điều quan trọng nhất là số lần tiêm giảm. Thay vì tiêm 6, 7 mũi ngừa ba bệnh, nay chỉ còn tiêm hai mũi.
Ưu điểm của loại văcxin “tam liên” này là độ an toàn, hiệu quả miễn dịch cao, tỉ lệ phản ứng sau tiêm rất thấp; giảm số lần tiêm, giảm số lần đau và tiết kiệm tiền, thời gian.
Trường hợp đã tiêm đủ hai liều “3 trong 1” hoặc đã bị ba bệnh SQR, nếu tiêm thêm SR trong chiến dịch sẽ gặp nguy cơ phản ứng sau tiêm tăng, cơ địa dị ứng với kháng sinh bảo quản văcxin cũng là nguy cơ phản ứng phụ, lãng phí văcxin không cần thiết.
Tóm lại, văcxin sởi - rubella (MR-Vac) không cần phải tiêm hết cho 23 triệu trẻ 1-14 tuổi, không bắt buộc tất cả đối tượng phải tiêm. Ưu tiên cho bé gái ở nông thôn và miền núi.
● Đối tượng không cần tiêm mũi sởi - rubella (SR): - Các cháu tiêm dịch vụ: từ 9 tháng tuổi đến 6 tuổi đã tiêm đủ hai liều SQR. - Các cháu đã tiêm mũi sởi đơn (EPI) từ 9-11 tháng tuổi, sau đó tiêm dịch vụ một mũi SQR từ 12-24 tháng tuổi và mũi 2 SQR trên 5 tuổi. - Các cháu đã tiêm mũi MCV, MCV2 (EPI), sau đó tiêm dịch vụ hai mũi quai bị đơn (với bé trai) và hai mũi rubella đơn (với bé gái) từ 2-14 tuổi. - Những cháu đã bị bệnh sởi và rubella hoặc xét nghiệm đã có kháng thể ngừa hai, ba bệnh SQR. ● Đối tượng nên tiêm nhắc một mũi SR (MR-Vac): - Các cháu đã tiêm một mũi sởi đơn lúc 9-11 tháng tuổi, chưa tiêm nhắc mũi MCV2. Sau 3-6 tháng, không tiêm mũi 2 SR (EPI) mà tiêm thêm một mũi “3 trong 1” SQR (dịch vụ) để miễn dịch cả ba bệnh. Nếu tiêm mũi hai SR, các cháu phải được tiêm thêm quai bị đơn hai lần đồng thời cùng độ tuổi. Như thế số lần tiêm, lần đau, nguy cơ phản ứng cũng tăng lên. (Điều này các gia đình nên biết để quyết định tiêm loại nào lần hai cho con em mình). - Với các cháu chưa tiêm mũi sởi (EPI) hoặc chưa tiêm mũi SQR (dịch vụ): tiêm một mũi SR. 3-6 tháng sau tiêm nhắc SQR (dịch vụ). - Với các cháu ở nông thôn miền núi, độ tuổi 12-18 tháng đã tiêm một mũi MCV trước 11 tháng tuổi. Với bé trai phải tiêm thêm văcxin quai bị đơn hai liều. |
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng