Thói quen tốt giúp hạn chế tăng đường huyết ở người tiểu đường
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà, tốt nghiệp Viện Dinh dưỡng Toàn diện Mỹ, có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn dinh dưỡng bệnh nhân tiểu đường cho biết, bên cạnh việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng và lối sống hợp lý, người bệnh cũng cần giảm các thói quen xấu gây tăng đường huyết.
Hạn chế thức ăn động vật
Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc hấp thụ protein từ thức ăn động vật làm tổn thương sự nhạy cảm insulin của tế bào và tăng cường tình trạng kháng insulin của cơ thể. Thậm chí từng có kết quả khảo sát những người tiêu thụ protein động vật cao có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
Vì vậy, thực đơn của người bệnh tiểu đường cần được xây dựng đa dạng và đầy đủ, ưu tiên rau củ quả tươi sống, ngũ cốc nguyên cám giúp cơ thể tăng cường sản xuất insulin, giảm tốc độ đường vào máu, hạn chế tăng đường huyết.
Tránh ăn nhiều món chế biến sẵn, nấu quá chín
Carbohydrate (chất đường bột) là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi chọn lọc cẩn thận nguồn carbohydrate, người bệnh có thể quản lý được liều dùng thuốc và tiêm insulin.
Lấy ví dụ 20 gram carbohydrate của thực phẩm chế biến cần khoảng hai đơn vị insulin để chuyển hóa, trong khi 20 gram carbohydrate từ rau củ quả tươi sống có thể chỉ cần một đơn vị insulin để chuyển hóa. "Các thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến việc hấp thu đường của cơ thể rối loạn, gây mất cân bằng nội môi", Thạc sĩ Hồng Hà chia sẻ.
Ngoài ra, trong chất đường bột có các loại đường đơn và đường phức hợp mà ở nhiệt độ nước sôi, đường đơn không có biến đổi đáng kể. Tuy nhiên, nếu chế biến ở nhiệt độ cao, nhất là trong môi trường khô không có nước (rang, nướng), các thành phần của tinh bột bị biến đổi cháy đen, khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể. Các thực phẩm khi bị nấu chín quá cũng hao hụt hoặc mất đi các khoáng chất, vitamin, protein...
![]() |
Ăn nhiều rau quả tươi có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ảnh: Sihat. |
Không lạm dụng thuốc
Với người bệnh tiểu đường hay các bệnh mạn tính khác, uống thuốc là một liệu pháp khẩn cấp, tạm thời. Về lâu dài, nó gây ảnh hưởng đến cơ thể, mất cân bằng nội môi và có nhiều hệ lụy như đau dạ dày, thần kinh kích thích thái quá dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi, tăng đường huyết...
Đối với tiểu đường tuýp 1, người bệnh luôn phải sử dụng insulin từ bên ngoài (bởi cơ thể đã giảm hoặc ngừng sản xuất insulin). Đối với tiểu đường tuýp 2, sau một thời gian dài dùng thuốc, đường huyết sẽ vẫn tiếp tục tăng, lúc này người bệnh buộc phải chuyển sang tiêm insulin và lệ thuộc vào chúng. Insulin sẽ được tiêm thẳng vào máu và không qua bộ lọc của gan. Nếu nồng độ insulin tăng cao trong máu, cơ thể sẽ chịu những tác động như tăng nguy cơ mắc ung thư, hạ đường huyết đột ngột, tích mỡ cục bộ nơi chích thuốc...
"Nếu phụ thuộc vào tác dụng cấp tính của thuốc, bạn sẽ chung sống với chúng cả đời. Tuy nhiên việc ngưng hay cắt giảm thuốc luôn cần tham khảo và được bác sĩ đồng ý", Thạc sĩ Hồng Hà lý giải.
Một trong những biện pháp lành mạnh giúp ổn định đường huyết cho người tiểu đường được Thạc sĩ Hồng Hà khuyến nghị áp dụng là phương pháp Bimemo do Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury (Ấn Độ) xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, công trình đoạt giải Nobel. Để nắm rõ các bước sống khỏe theo phương pháp Bimemo, truy cập tại đây.
Tại Việt Nam, phương pháp này được Thạc sĩ Hồng Hà giảng dạy online qua iwiki.vnexpress.net. Khóa học hữu ích cho người bệnh tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, mỡ trong máu, cao huyết áp), người muốn tìm hiểu về phương pháp Bimemo hoặc những người đang tìm kiếm phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, giúp thoát khỏi lệ thuộc vào insulin và các thuốc điều trị khác. Để tham gia khóa học, truy cập tại đây. Mọi ý kiến thắc mắc gửi về đây để được đội ngũ Ewiki và giảng viên giải đáp.
Giới thiệu Khoa Sức khoẻ Sinh sản
Số điện thoại: 02033.829.572 Địa chỉ liên hệ : Khoa Sức khỏe sinh sản – tầng 3 tòa nhà CDC Quảng Ninh.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đại hội chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (ĐBBP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp!
Ngày 8/1/2025, Chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (PK-DL-SKSS), trực thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027.
Tập huấn, giao ban chuyên môn công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em lần 2 năm 2024
Sáng ngày 12/12, tại TP. Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tập huấn, giao ban về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (CSSKBMTE) cho hơn 50 học viên là cán bộ phụ trách Khoa Sản, thống kê báo cáo tại các bệnh viện, TTYT trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025
Ngày 10/12, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025. Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Phòng khám da liễu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Chuyên gia cho làn da của bạn
- Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
- Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
- Phòng khám Sản - Phụ khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Uy tín hàng đầu - Chất lượng vượt trội
- Truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên tại thành phố Uông Bí
- Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả