Thanh toán khám chữa bệnh BHYT theo định suất: Còn nhiều vướng mắc
Nhiều cơ sở y tế đã bị bội chi quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) và quyền lợi của người tham gia BHYT chưa được đảm bảo...
30/50 địa phương bị bội chi quỹ
Từ tháng 9/2010, Bảo hiểm xã hội VN triển khai thí điểm việc thanh toán theo định suất tại các cơ sở đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu. Phương thức này được đánh giá là tạo sự chủ động cho các BV trong điều hành ngân sách, kiểm soát quỹ BHYT, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm để tiết kiệm tối đa chi phí KCB và nâng cao chất lượng KCB. Nhưng thực tế, sau một năm thực hiện phương thức đã bộc lộ những hạn chế. Tình trạng bội chi quỹ diễn ra tại nhiều cơ sở KCB, quyền lợi của người tham gia BHYT bị hạn chế.
Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, trong số 50 địa phương thực hiện thanh toán theo định suất có tới 30 tỉnh có cơ sở KCB bị bội chi quỹ với tổng số tiền 274 tỷ đồng. Trong số hơn 300 cơ sở y tế KCB ban đầu thì hầu hết các bệnh viện thực hiện thanh toán theo định suất đều bị bội chi quỹ với tỷ lệ khá cao.
Thậm chí có những cơ sở y tế bội chi trên 50% số quỹ của quý sau. Địa phương có nhiều cơ sở KCB bị bội chi quỹ KCB theo định suất là Thanh Hóa (13/18); Phú Thọ (5/6); Quảng Nam (6/7); Sơn La (2/2); Trà Vinh (3/3). Đáng chú ý là hầu hết các BV đa khoa tỉnh và tương đương khi thực hiện thanh toán theo định suất đều bị bội chi quỹ với tỷ lệ khá cao. Điển hình là Quảng Nam triển khai ở 3 BV đa khoa cấp tỉnh thì cả 3 đều bị bội chi quỹ lên đến gần 50%. BV Hữu Nghị Hà Nội phải áp dụng suất phí riêng mới "thoát" bội chi quỹ.
Nguồn kinh phí theo định suất “cứng”, nếu chi vượt trần thì cơ sở y tế phải tự chi trả. Ảnh: Phương Thuận |
Một số địa phương cũng chưa "mặn mà" với phương thức thanh toán theo định suất. Cho đến thời điểm cuối năm 2010, vẫn còn 13 địa phương chưa thực hiện triển khai thí điểm khoán định suất; một số địa phương mới triển khai được tại 2-3 cơ sở KCB. Lý giải về điều này, bà Tống Thị Song Hương cho rằng, phương thức thanh toán theo định suất ít nhiều tạo áp lực về quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT lên cơ sở KCB nên nhiều cơ sở còn chần chừ thăm dò trước khi triển khai. Cơ quan BHXH cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để giải thích, làm rõ các ưu điểm của phương thức thanh toán theo định suất cũng như trách nhiệm của các cơ sở KCB phải thực hiện phương thức này.
Cùng với đó, nhiều cơ sở KCB quỹ định suất được xác định lại thấp hơn nhiều so với quỹ xác định theo số thẻ đăng ký và mức đóng bình quân/thẻ. Bên cạnh đó là tình trạng bội chi quỹ nên một số cơ sở không muốn triển khai thanh toán theo định suất.
Bệnh viện và người bệnh chịu thiệt
ThS. Phạm Văn Tám, PGĐ Sở Y tế Hải Dương cho biết, hiện Hải Dương có 12/13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thị xã thực hiện phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo định suất. Tuy nhiên, phương thức này chỉ thực hiện ở các cơ sở y tế tuyến huyện (tuyến y tế cơ sở). Đây lại là tuyến gặp nhiều khó khăn nhất về nguồn nhân lực. Vì vậy nhiều diện bệnh, mức độ bệnh thuộc phân tuyến nhưng vẫn phải chuyển lên tuyến trên dẫn đến hậu quả chi đa tuyến tăng cao. "Hơn nữa, nguồn kinh phí được cấp là một con số "cứng", buộc BV phải tính toán chi tiêu sao cho gói gọn trong chừng ấy tiền. Nếu vừa muốn đảm bảo chuyên môn lại không được vượt trần thì quả là vừa thiệt thòi cho bệnh nhân lại "làm khó" bác sĩ. Nếu có quá nhiều bệnh nhân đến khám, bác sĩ sẽ buộc phải... tính toán", ông Tám nhấn mạnh.
Theo quy định, các cơ sở y tế thực hiện phương thức thanh toán BHYT theo định suất sẽ được tạm ứng 80% kinh phí theo từng quý dựa trên số thẻ BHYT đăng ký tại cơ sở. Nhờ đó, cơ sở y tế được chủ động nguồn tài chính trong quá trình KCB và có thể điều chỉnh quỹ hợp lý, kiểm soát quỹ BHYT, hạn chế tình trạng lạm dụng xét nghiệm và nâng cao chất lượng KCB. Nhưng thực chất, việc thanh toán này đã bó buộc quá trình điều trị của các bác sĩ, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh của bệnh nhân.
Chẳng hạn, với số tiền "cứng" trong KCB, cơ sở y tế không thể vượt trần vì vượt trần thì không được BHXH quyết toán mà cơ sở y tế phải tự chi trả phần chênh lệch. Bởi vậy, khi khám bệnh họ phải tính toán thuốc điều trị cho bệnh nhân nên khó đạt kết quả cao. Trong khi việc thanh toán theo định suất chỉ tính được giá thành của việc khám chữa bệnh và giá thuốc, chứ không tính được vật tư tiêu hao. Điều này khiến một số bệnh viện không còn mặn mà với phương thức thanh toán này.
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội VN) lại cho rằng: "Việc tính định suất từng đối tượng đã được tính toán rất kỹ lưỡng. Dựa vào chi phí thực tiễn của năm trước đã được giám định BHYT thực tế tại các bệnh viện đã phản ánh chi phí thực tế cho mỗi một đầu thẻ BHYT của năm trước để BHXH tính toán mức thanh toán bảo hiểm của các cơ sở, cộng thêm 10% chi phí phát sinh cho năm sau đó nên có thể thấy rằng mức phí này đã phản ánh đúng nhu cầu về chi phí của mỗi đầu thẻ".
Với những hạn chế đó, một số cơ sở KCB cho rằng, ngành BHXH cần tính toán lại mức thanh toán BHYT theo định suất tuyến xã, huyện, nhằm đảm bảo lợi ích giữa bệnh viện - người bệnh - bảo hiểm. Với mức chi trả 37.500 đồng/1 thẻ BHYT/năm tại trạm y tế xã và 133.000 đồng/1 thẻ BHYT/năm đối với tuyến huyện như hiện nay thì người bệnh sẽ là người chịu thiệt thòi đầu tiên. Ngoài ra, với đối tượng có nhu cầu cao về sử dụng dịch vụ y tế có chi phí cao như: người cao tuổi, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người chạy thận nhân tạo... cần phải có hỗ trợ chi trả.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết