Sức khỏe trong bàn tay
Sau một loạt những trận dịch SARS gây chết người được công bố năm 2003, Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ đã tài trợ cho một nghiên cứu về việc rửa tay của những người sử dụng các nhà vệ sinh công cộng tại những sân bay ở Bắc Mỹ. Nghiên cứu cho thấy tại hầu hết các sân bay, khoảng 1/3 số nam giới và 1/5 số nữ giới đã không rửa tay sau khi đi vào nhà vệ sinh. Tệ hại nhất là phi trường Chicagos OHarl, nơi có đến 38% số đàn ông không rửa tay. Trong khi tại Los Angeles có tới 41% số phụ nữ không rửa tay sau khi đi toilet thì phi trường Toronto (nơi đã từng xảy ra vài ca tử vong do SARS) lại được đánh giá tốt nhất với 95% số đàn ông và 97% phụ nữ rửa tay sau khi đi nhà vệ sinh.

Rửa tay là giải pháp cơ bản phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng
Đôi bàn tay - ổ vi trùng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (The US Centre for Disease Control) khuyến cáo một đôi bàn tay sạch là một trong những cách ngăn chặn sự lan truyền dịch bệnh và là một vũ khí màu nhiệm chống lại các căn bệnh cảm cúm và nhiễm trùng.
Năm 1846, Ignaz Semmelweis, một bác sĩ người Hungari, là người đầu tiên khám phá ra mối liên hệ giữa tần suất tử vong của những bà mẹ trẻ khi đang sinh nở với những sinh viên thực hiện công việc hộ sinh mà trước đó không lâu, những sinh viên này đã thực hiện những ca giải phẫu tử thi. Semmelweis đã đề nghị sử dụng vôi Chloride để tẩy rửa những phần tử dơ bẩn trên tay của các nhân viên. Công việc tưởng như rất đơn giản này không ngờ lại giảm đáng kể tần suất tử vong ở bệnh viện của ông ta (Vienna General Hospital) từ 18% xuống còn 2% chỉ trong vòng 4 tháng.
Một nghiên cứu thực hiện trên các y tá cho thấy 89% trong số những y tá này để sót vài phần của bề mặt bàn tay khi rửa tay; 56% để sót ngón tay cái; 28% sót mặt lưng các ngón tay; 24% sót phần lưng bàn tay; 16% sót phần giữa các ngón tay; 16% sót ở khu vực lòng bàn tay.
Các chuyên gia bảo vệ sức khỏe đề nghị rằng chúng ta cần rửa tay đều đặn, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước hoặc sau khi ăn, sau khi hỉ mũi hoặc hắt hơi, sau khi hút thuốc, sau khi đổ rác, sau khi thay tã lót cho trẻ em, thậm chí sau khi ngoáy mũi... Thời gian tối thiểu cho mỗi lần rửa tay từ 30 - 60 giây, cần phải rửa đúng cách và cần thêm vài giây để làm khô đôi bàn tay hoàn toàn.
Những điều cần biết để có bàn tay sạch
Nước rửa tay: các chuyên gia đề nghị nên rửa tay bằng nước ấm vì nước ấm làm cho tay có cảm giác dễ chịu hơn nước lạnh và nước nóng.
Xà bông rửa tay: nhiều nhóm bảo vệ sức khỏe khuyên bác sĩ, y tá nên lưu ý khi sử dụng xà bông rửa tay. Nhưng có những nghiên cứu cho thấy rằng vi trùng không thể lan truyền từ xà bông sang người dùng. Tốt nhất, xà bông rửa tay nên để ở nơi khô ráo.
Làm khô tay: dùng máy thổi khô khoảng 30 giây để làm bàn tay khô ráo. Nhiều người không có thói quen làm khô tay sau khi rửa. Nên nhớ, môi trường ẩm ướt là “thiên đường” cho vi trùng. Nếu không có máy thổi khô tốt nhất nên dùng khăn giấy lau sạch tay.
Giữ bàn tay sạch: làm giảm bớt số lượng vi trùng trên đôi tay là phương cách tốt để giảm thiểu sự lan truyền bệnh tật. Vì vậy, cố gắng tránh sờ mũi, mắt, miệng; nên cắt ngắn móng tay; dùng khăn giấy sạch để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che thì rửa tay ngay.
Nếu bạn không thể rửa tay ngay, một phương pháp mới đang được đề nghị (đặc biệt cho trẻ em), đó là ho vào khuỷu tay, điều này giúp hạn chế vi trùng đi vào thức ăn, điện thoại hoặc bất cứ vật gì chúng ta sẽ cầm nắm.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện