Sử dụng kháng sinh đúng cách
Kháng kháng sinh là gì?
Sự gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh là một trong những thách thức lớn nhất của ngành y tế hiện nay. Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn biến đổi theo một cách nào đó khiến cho kháng sinh bị giảm hoặc mất tác dụng. Khi đó, vi khuẩn có thể sống sót và tiếp tục mạnh thêm.
Khi một người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh thì không chỉ việc điều trị cho người đó gặp khó khăn hơn, mà vi khuẩn kháng thuốc còn có thể lây sang người khác.
Khi kháng sinh mất tác dụng, hậu quả có thể là: Bệnh lâu hơn, bệnh phức tạp hơn, phải đi khám nhiều lần hơn, phải sử dụng thuốc mạnh hơn và đắt tiền hơn, nhiều trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn hơn
Những ví dụ về vi khuẩn có thể kháng kháng sinh bao gồm những loài vi khuẩn gây nhiễm trùng da, viêm màng não, bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi.
Các bước để giảm nguy cơ kháng kháng sinh
Không bao giờ khăng khăng đòi bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho mình.
Thực hành đúng các kỹ thuật rửa tay để giảm nguy cơ mắc hoặc lây lan nhiễm trùng - tay cần được rửa bằng nước ấm và xà phòng trong ít nhất 20 giây.
Không dùng kháng sinh để điều trị nhiễm vi rút.
Duy trì lối sống lành mạnh bằng chế độ ăn cân đối, uống đủ nước, tập luyện và nghỉ ngơi đầy đủ.
Không sử dụng kháng sinh được kê đơn cho người khác.
Không sử dụng kháng sinh còn thừa lại từ lần điều trị trước.
Nếu được kê đơn kháng sinh, cần dùng hết liệu trình cho dù đã cảm thấy đỡ bệnh.
Khi nào thì sử dụng (hoặc không sử dụng) kháng sinh
Việc có cần dùng kháng sinh hay không tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà bạn mắc phải. Do đó phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng.
Cảm lạnh và cúm: Những bệnh này là do vi rút gây ra, do đó kháng sinh sẽ không chữa khỏi bệnh. Hãy hỏi bác sĩ về những thuốc không kê đơn để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh và cúm.
Nhớ báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tất cả những thuốc bạn đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc có hại.
Viêm họng: Vi rút thường là nguyên nhân gây viêm họng, nhưng một số trường hợp viêm họng có thể là do vi khuẩn, như viêm họng liên cầu. Bác sĩ có thể nuôi cấy và làm test vi khuẩn trước khi kê đơn kháng sinh.
Viêm xoang: Cả vi rút và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng ở xoang. Nếu bạn bị chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh thì có thể cần dùng kháng sinh, vì thế hãy đi khám bác sĩ.
Viêm tai: Viêm tai không phải lúc nào cũng cần điều trị kháng sinh, vì cả vi rút và vi khuẩn đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Ho và viêm phế quản: Những bệnh này hầu như luôn do vi rút gây ra. Tuy nhiên, nếu trước đó bạn đã có vấn đề ở phổi thì vi khuẩn có thể bội nhiễm và có thể cần đến khangsinh. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị ho kéo dài, nhất là ho có đờm.
Sử dụng kháng sinh đúng cách
Khi được kê đơn thuốc kháng sinh, cần thực hiện đúng những bước sau:
Thông báo cho bác sĩ về mọi tình trạng dị ứng mà bạn đã từng bị - như dị ứng penicillin—trước khi nhận thuốc kháng sinh. Cũng cần thông báo cho bác sĩ biết nếu đang mang thai.
Một số thuốc kháng sinh có thể khiến cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hoặc làm cho người phụ nữ dễ bị bệnh do nấm men hơn. Bác sĩ sẽ có lời khuyên dành cho những vấn đề này.
Đảm bảo uống đầy đủ lượng thuốc kháng sinh được kê đơn theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Việc không tuân thủ hướng dẫn sử dụng có thể khiến nhiễm trùng tái phát. Biết phải sử dụng thuốc như thế nào và khi nào. Hỏi kĩ bác sĩ/dược sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra, liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy có phản ứng nghiêm trọng. Nếu lỡ quên một liều, không uống bù vào liều tiếp theo. Chỉ cần uống liều tiếp theo đúng lịch trình đã định. Do một số thực phẩm và bia rượu có thể tương tác xấu với thuốc kháng sinh, cần hỏi bác sĩ/dược sĩ xem nên uống thuốc lúc no hay lúc đói. Bảo quản kháng sinh đúng cách. Phần lớn các thuốc có thể bảo quan ở nhiệt độ phòng nơi khô ráo, một số cần bảo quản lạnh. Không bỏ liều.
Thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất khi được uống đều đặn đúng giờ.
Không để dành thuốc. Nhiều người nghĩ rằng có thể để dành thuốc đề phòng lần sau bị bệnh, nhưng kháng sinh chỉ có ý nghĩa đối với bệnh nhiễm trùng cụ thể ở thời điểm nhất định.
Không sử dụng thuốc còn thừa lại từ lần trước. Uống sai thuốc có thể khiến bệnh chậm được điều trị đúng cách và khiến bệnh nặng thêm. Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Những thuốc này có thể không thích hợp cho bệnh của bạn, khiến bạn chậm được điều trị đúng cách và có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Kháng sinh sẽ rất hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khi được sử dụng đúng. Để duy trì hiệu quả của thuốc, chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025